Nuôi tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu ở An Giang

Thời gian qua, An Giang đã và đang hình thành một số vùng nuôi tôm càng xanh (TCX) trên ruộng lúa. Nông dân chuyển đổi từ canh tác 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa + 1 vụ tôm, 2 vụ tôm + 1 vụ lúa… thu được lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, trước điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển ngập sâu vào nội đồng và hạn hán xuất hiện… là thách thức lớn, đòi hỏi nông dân nuôi TCX cần chủ động thích ứng.

Nuôi tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu ở An Giang
Lắp đặt hệ thống ứng dụng công nghệ cảm biến theo dõi môi trường trong và ngoài ao nuôi TCX

TCX là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, không chỉ trong nước mà người tiêu dùng trên thế giới cũng rất ưa chuộng. Nhận thấy được nhu cầu này, nhiều nông dân ở xã Phú Thuận (Thoại Sơn) đã bắt đầu hình thức luân canh lúa + tôm trên mảnh ruộng của mình. Với mong muốn duy trì hiệu quả mô hình lúa + tôm cho nông dân Phú Thuận, cũng như nhân rộng ở các địa phương khác có điều kiện thích hợp, năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hợp tác PGS.TS. Dương Nhựt Long (Khoa Thủy sản-Trường đại học Cần Thơ) nghiên cứu đề tài “Xây dựng thành công mô hình nuôi TCX thích ứng BĐKH cho vùng nuôi TCX ở huyện Thoại Sơn”.

Đề tài tập trung nghiên cứu tăng năng suất TCX lên trên 1,5 tấn/héc-ta/vụ; trọng lượng tôm bình quân đạt 20 con/kg; tỷ lệ tôm nhiễm bệnh thấp và tỷ lệ sống của TCX thương phẩm ≥ 30%. Bên cạnh đó, giúp nông dân địa phương xây dựng hiệu quả quy trình kỹ thuật, mô hình điểm sản xuất, gắn kết các giải pháp bảo quản, sơ chế, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm TCX. Đặc biệt, bằng việc hình thành mô hình ứng dụng mạng cảm biến sẽ giúp nông dân đo đạc, giám sát và quản lý môi trường vùng nuôi tôm thích ứng với BĐKH ở Thoại Sơn. Từ đó, góp phần xây dựng và  phát triển thương hiệu, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm TCX của An Giang…

Nuôi tôm càng xanh, mô hình nuôi tôm càng xanh, nuôi tôm càng xanh, nuôi tôm thích ứng biến đổi khí hậu

Hơn 10 năm trước, chú Nguyễn Bá Thạnh (xã Phú Thuận, Thoại Sơn) đã bắt đầu với mô hình trồng lúa, nuôi TCX trên mảnh ruộng của mình. Ngoài kinh nghiệm học hỏi từ bạn bè, chú Thạnh còn tham gia nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật ương, nuôi TCX của tỉnh tổ chức. Từ 2 vụ lúa + 1 vụ tôm, chú Thạnh chuyển hẳn sang 2 vụ tôm + 1 vụ lúa trên hơn 1 héc-ta đất ruộng. “Khoảng tháng 1, 2 (âm lịch), khi lúa đông xuân thu hoạch xong, tôi cho xử lý rơm rạ, dọn đất và thả tôm giống. Khoảng 6 - 7 tháng sau là có thể thu hoạch tôm. Nếu mình có diện tích đất rộng, có thể giành một phần để ương tôm giống, sẽ rút ngắn được thời gian nuôi. Như vậy, có thể làm 2 vụ tôm + 1 vụ lúa, lợi nhuận từ đó cũng tăng hơn nhiều…”- chú Thạnh thông tin. Nếu chỉ tính riêng 2 vụ tôm, sau khi trừ tất cả chi phí, chú Thạnh thu lợi nhuận trên 150 triệu đồng/héc-ta, đó là chưa kể nguồn thu từ lúa. Hiện tại, chú Thạnh cùng 5 nông dân ở địa phương đang tham gia vào đề tài nghiên cứu của PGS.TS. Dương Nhựt Long, với tổng diện tích trên 10 héc-ta. “Theo đề tài, trong năm, mình sẽ luân canh 1 vụ lúa + 1 vụ tôm. Đến nay, tôm đã thả được hơn 4 tháng, phát triển rất tốt. Cái hay ở đây là cho nông dân tiếp cận được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, có thể chủ động ứng phó được với diễn biến của thời tiết, mà gần đây nhất là BĐKH đã và đang diễn ra khắp nơi”- chú Thạnh giải thích.

Theo PGS.TS. Dương Nhựt Long, thời gian nghiên cứu đề tài trong vòng 24 tháng. Hiện đang trong giai đoạn triển khai hệ thống ứng dụng công nghệ mạng cảm biến và xây dựng phần mềm thích hợp dùng để đo đạc, giám sát và quản lý điều kiện môi trường ở vùng nuôi TCX. “Các chỉ tiêu môi trường nước được giám sát và quản lý liên tục 24/24 giờ ở vùng và ruộng nuôi bao gồm 5 chỉ tiêu: Nhiệt độ, pH, nồng độ muối, hàm lượng DO hòa tan và giá trị N-NH4+ (mg/L). Như vậy, thông qua điện thoại sẽ phát hiện được tình huống xảy ra, từ đó cán bộ kỹ thuật ở cơ sở cũng như hộ dân nuôi tôm sẽ có hướng xử lý thích hợp nhất và thích ứng với điều kiện BĐKH”- PGS.TS. Long chia sẻ.

Dự án “Nghiên cứu xây dựng thành công mô hình nuôi TCX thích ứng BĐKH cho vùng nuôi TCX ở huyện Thoại Sơn” với tổng kinh phí trên 1,8 tỷ đồng, trong đó gần 1,3 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp KH&CN.

Báo An Giang
Đăng ngày 06/09/2017
Ánh Nguyên
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:38 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 18:38 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 18:38 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 18:38 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 18:38 29/11/2024
Some text some message..