Nuôi tôm quảng canh ít thay nước 2 giai đoạn thích ứng với biến đổi khí hậu

Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, gây không ít tác động xấu đến nuôi trồng thủy sản, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân tiếp cận với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn. Qua đó, giúp người dân chủ động bảo vệ được môi trường nước, hạn chế rủi ro và nâng cao năng suất, sản lượng trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi tôm quảng canh ít thay nước 2 giai đoạn thích ứng với biến đổi khí hậu
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến ít thay nước sử dụng ao vèo 2 giai đoạn của gia đình ông Lê Minh Thuấn đem lại kết quả khả quan.

Cách đây 3 năm, ông Lê Minh Thuấn, ngụ ấp Tân Hiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời  và gần 50 hộ dân trong vùng được Trung Tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ tham gia vào mô hình “Cánh đồng lớn nuôi tôm quảng canh cải tiến ít thay nước 2 giai đoạn” trên tổng diện tích 50ha. Áp dụng mô hình này, người nuôi như ông Thuấn được hướng dẫn tuân thủ quy trình cải tạo ao nuôi và thả tôm giống vào ao vèo trước khoảng từ 20 – 25 ngày, sau đó mới thả vào ao nuôi với mật độ thả thưa từ 1 - 3 con/m2. Nhờ được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao nuôi để tái tạo nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên, xử lý kịp thời và kiểm soát dịch bệnh nên sau 3 tháng thực hiện năng suất tôm đạt được từ 400 – 500 kg/1ha/vụ. Nếu cải tạo tốt, mỗi năm người dân có thể nuôi từ 3 – 5 vụ.

Ông Lê Minh Thuấn cho biết: “Một trong những điểm nổi bật của mô hình này là sự liên kết cộng đồng trong quá trình nuôi, từ khâu cải tạo ao đầm đến thả giống đều phải đồng loạt. Bờ bao phải gia cố kỹ để chống rò rỉ phục vụ cho việc ít thay nước. Đặc biệt, việc nuôi tôm qua 2 giai đoạn từ hầm vèo đến thả nuôi, giúp quản lý chặt chẽ được nguồn giống đầu vào. Gia đình tôi có 1ha đất sản xuất, 1 năm cũng thu hoạch hơn 1 tấn tôm”.


Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn đem lại năng suất và nguồn thu nhập cao cho nông dân.

Ông Lê Hùng Dũng, ấp Tân Hiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời cho biết: “Trước đây, mỗi năm gia đình tôi thu hoạch chưa đến 100kg tôm, nhưng kể từ khi chuyển qua cách vèo tôm qua 2 giai đoạn đã giúp tôm phát triển tốt, đạt năng suất cao gấp nhiều lần so với trước. Hiện nay, mặc dù thời gian thử nghiệm mô hình đã kết thúc, nhưng tôi và nhiều người dân vẫn tham gia thành lập tổ hợp tác, tiếp tục duy trì thực hiện mô hình này để nâng cao thu nhập cho gia đình”.

Từ thành công bước đầu của mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến ít thay nước, sử dụng ao vèo 2 giai đoạn, năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Cà Mau đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện và thành phố Cà Mau tổ chức triển khai “Mô hình hỗ trợ thiết bị ương tôm giống phục vụ nuôi tôm 02 giai đoạn”, quy mô 54 bể (diện tích 80 m2/bể), với 54 hộ tham gia. Theo đánh giá, tỉ lệ sống trung bình ở các bể ương đạt từ 85 - 90%, trọng lượng bình quân khi chuyển sang nuôi giai đoạn 2 khoảng 6.000 - 10.000 con/kg (kích cỡ từ 1,8 – 2,2 cm). Từ đó, đã tạo điều kiện cung cấp nguồn giống chất lượng cho các thành viên trong tổ hợp tác, hợp tác xã, các hộ dân lân cận trên địa bàn các huyện, thành phố.

Qua khảo sát một số hộ nuôi tôm 2 giai đoạn khoảng 50 ngày, kích cỡ tôm đạt 40con/kg, rất nhiều hộ thu hoạch cho kết quả rất khả quan. Từ hiệu quả của việc triển khai lắp đặt và vận hành thành công 54 bể ương tôm hai giai đoạn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai sâu rộng đến người dân. Tính đến đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã có trên 28.000 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến 02 giai đoạn, với trên 23.400 hộ nuôi.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau Mã Huy cho biết: “Hiện tại một số doanh nghiệp đã có kế hoạch phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh để xây dựng một số mô hình, bể ương tôm giống 2 giai đoạn để hỗ trợ người dân. Kinh phí sẽ được xã hội hóa bằng nguồn vốn của doanh nghiệp với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của lực lượng cán bộ Trung tâm, sao cho đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Qua đó, Trung tâm khuyến nông tỉnh cũng mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ từ phía chính quyền địa phương, các hội đoàn thể tăng cường phát huy các kênh thông tin tuyên truyền để người dân hiểu và nắm rõ về mô hình. Chúng tôi xem như đây là năm bản lề thực hiện nhiều cách làm, giải pháp đột phá giúp người dân nâng cao năng suất, sản lượng, hướng đến nuôi tôm một cách bền vững”.

Camau.gov
Đăng ngày 12/06/2019
Trúc Đào
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Các vấn đề thường gặp trong xử lý nước ở ao đất

Ngày nay nuôi tôm ao đất vẫn là lựa chọn của bà con ở một số địa phương, tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước trong ao là yếu tố quyết định sự thành công của vụ nuôi. Ao đất, với đặc thù tự nhiên và khả năng ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, thường gặp nhiều vấn đề phức tạp trong việc xử lý nước.

Ao nuôi đất
• 10:22 27/03/2025

Người nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao

Ngày nay, ngành nuôi tôm đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi ngày càng nhiều hộ nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất.

Ao nuôi tôm
• 09:56 26/03/2025

Công nghệ Biofloc trong nuôi tôm - Nguyên lý và lợi ích kinh tế

Công nghệ Biofloc (BFT) là một trong những đổi mới quan trọng nhất trong ngành nuôi tôm thâm canh những năm gần đây.

Ao nuôi
• 10:50 25/03/2025

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 09:53 24/03/2025

Những bệnh thường gặp ở dòng cá Ranchu

Cá Ranchu là loài cá vốn được mệnh danh là "vua của cá vàng" - sở hữu vẻ đẹp độc đáo nhưng lại khá nhạy cảm, dễ mắc một số bệnh nếu môi trường nuôi không đảm bảo. Việc hiểu rõ những bệnh thường gặp và cách phòng tránh là điều vô cùng quan trọng đối với người chơi cá cảnh.

Cá ranchu
• 13:50 27/03/2025

Các vấn đề thường gặp trong xử lý nước ở ao đất

Ngày nay nuôi tôm ao đất vẫn là lựa chọn của bà con ở một số địa phương, tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước trong ao là yếu tố quyết định sự thành công của vụ nuôi. Ao đất, với đặc thù tự nhiên và khả năng ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, thường gặp nhiều vấn đề phức tạp trong việc xử lý nước.

Ao nuôi đất
• 13:50 27/03/2025

Thời gian giãn cách các loại hóa chất xử lý trong môi trường ao nuôi

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng các loại hóa chất xử lý môi trường ao nuôi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thủy sản và sức khỏe con người, việc tuân thủ thời gian giãn cách sau khi sử dụng các loại hóa chất là vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 13:50 27/03/2025

Vi khuẩn tía: Lợi hay hại cho ngành nuôi tôm?

Ngành nuôi tôm đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả việc sử dụng vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo tính bền vững. Trong quá trình nuôi tôm, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm đã được nghiên cứu, trong đó vi khuẩn tía là một đối tượng gây nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại.

Vi khuẩn tía
• 13:50 27/03/2025

Khai mạc VietShrimp 2025 “Xanh hóa vùng nuôi” với hơn 200 gian hàng

Sáng 26/3/2025, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã khai mạc Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 năm 2025 (VietShrimp 2025) với hơn 200 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Vietshrimp
• 13:50 27/03/2025
Some text some message..