Phát hiện ký sinh trùng nguy hiểm trên cá Tra nuôi tại Việt Nam

Các nhà khoa học tại Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng và Hải Sản Thụy Điển (NIFES) đã rất ngạc nhiên khi phát hiện loài sán lá gan Trung Quốc có mặt trong cá Tra nuôi tại Việt Nam.

Phát hiện ký sinh trùng nguy hiểm trên cá Tra nuôi tại Việt Nam
Cá Tra Việt Nam đối mặt với nguy cơ mới về an toàn thực phẩm. Nguồn: NIFES

Gây ra bệnh nguy hiểm trên người

Theo Dr.Arne Levsen thì đây là một loài ký sinh trùng hoàn toàn mới, được phát hiện ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Loài ký sinh trùng này cực kỳ nguy hiểm vì sẽ lây nhiễm sang cơ thể người thông qua việc ăn các loài cá nước ngọt hoặc các loài cá không được xử lý cách nhiệt. Trong cơ thể người, chúng sẽ phát triển mạnh trong ống mật và túi mật, nếu nhiễm ở cường độ cao sẽ gây ra viêm ống mật và nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến ung thư gan. Đây là loài sán có tỉ lệ nhiễm trên người cao nhất ở châu Á.

Biện pháp phòng tránh

Sán lá gan chỉ bị tiêu diệt khi cá được xử lý cách nhiệt hoặc đông lạnh và không thể phát hiện bằng mắt thường. Do đó, Dr.Arne Levsen khuyên các du khách đến Việt Nam và Đông Nam Á cần phải cẩn thận khi ăn các món hải hản đặc sản nơi đây, nhất là chỉ qua sơ chế.  Bên cạnh đó, Dr.Arne Levsen cũng khuyến cáo cần có cơ chế xử lý cách nhiệt hải sản, khi châu Âu tiến hành nhập khẩu tươi các loại cá Tra và Basa.

Sán lá gan có nguồn gốc từ đâu?

Cho đến nay, vẫn chưa xác định được loài ký sinh trùng này có nguồn gốc từ đâu. Các nhà khoa đang tiến hành so sánh biểu đồ gen, để xác định là khu vực nào bị lây nhiễm đầu tiên. Theo dự đoán, thì có thể là từ Thái Lan hoặc Trung Quốc.

Dự án PARASITE là một dự án nghiên cứu lớn của EU, và nghiên cứu về cá Tra Việt Nam là một phần trong dự án đó. Nghiên cứu này đã tiến hành thu mẫu kiểm tra ký sinh trùng tại 865 trang trại nuôi cá và 130 mẫu cá tự nhiên trong cùng khu vực. Đáng chú ý, là lại không phát hiện loại ký sinh trùng này trong cá tự nhiên.
 

NIFES 11/5/2017
Đăng ngày 17/05/2017
CTV AN LÊ Lược dịch
Thế giới
Bình luận
avatar

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:10 09/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 10:07 06/09/2024

Bí mật thành công của ngành nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc là gì?

Trong những thập kỷ gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu, đóng góp đáng kể vào nguồn cung thực phẩm và tạo sinh kế cho hàng triệu người trên thế giới.

Nuôi thủy sản
• 10:43 04/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 01:36 13/09/2024

Nuôi tôm an toàn sinh học với chuỗi giá trị khép kín và không kháng sinh

Tập đoàn Việt Úc đang nỗ lực cải thiện chất lượng tôm Việt Nam bằng cách tránh sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tính hiệu quả trong nhiều năm qua.

Tôm thẻ
• 01:36 13/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 01:36 13/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 01:36 13/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 01:36 13/09/2024
Some text some message..