Sản lượng tôm toàn cầu năm 2020 tăng hơn 18%

Sản lượng tôm toàn cầu có khả năng tăng hơn 18% vào năm 2020, theo Tiến sĩ James của Đại học Florida đã trình bày kết quả từ một cuộc khảo sát về sản xuất tôm toàn cầu hiện tại và trong tương lai trong hội nghị GOAL 2018 diễn ra ở Ecuador.

Sản lương tôm toàn cầu năm 2020 tăng hơn 18%
Ảnh LL/Tepbac

Sản xuất tôm toàn cầu

Mặc dù biến động giá cả và chi phí sản xuất cao, nhưng kết quả từ khảo sát này cho thấy sản lượng tôm toàn cầu tăng khoảng 5,7% mỗi năm kết quả sẽ tăng 18% vào năm 2020 so với năm 2017. Tuy nhiên, mức tăng dự kiến này không thể có được nếu không có nhu cầu của ngành.Theo Tiến sĩ Anderson, sản xuất tôm, mặc dù có những tiến bộ trong công nghệ và tăng sản lượng trong những năm gần đây nhưng vẫn còn nhiều thách thức.

Các vùng sản xuất tôm chính như: Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Mỹ, Trung Đông và Bắc Phi - tất cả đều dự đoán mức tăng sản lượng đến năm 2020 so với số lượng sản xuất hiện tại.

Đông Nam Á, Ấn Độ, Châu Mỹ và Trung Đông / Bắc Phi đều hy vọng sản lượng tăng từ 6,0 - 19,4% vào năm 2020 so với năm 2015. Và các quốc gia có kỳ vọng tăng trưởng cao nhất vào năm 2020 là: Ecuador, Honduras, Panama và Saudi Arabia (sắp xếp không theo thứ tự cụ thể).

Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) chiếm 77% tổng sản lượng tôm nuôi, còn tôm sú (Penaeus monodon) và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chiếm phần lớn số lượng tôm còn lại. Tuy nhiên, những loài này chiếm rất ít so với sản lượng tôm đánh bắt tự nhiên của thế giới.

Sản lượng tôm nuôi đã chiếm tới 42% tổng sản lượng tôm thế giới (đánh bắt và nuôi trồng). Nhìn chung, sản lượng tôm đánh bắt tự nhiên vẫn đang giảm dần trong 30 năm qua.

Nhập khẩu và biến động giá tôm

Hoa Kỳ đã tăng nhập khẩu tôm của mình gần 40% từ năm 2013 đến năm 2018, đặc biệt từ Ấn Độ và Indonesia (chiếm 56% tổng nhập khẩu vào năm 2018) trong khi nhập khẩu từ Thái Lan đã giảm mạnh 73% từ năm 2010 đến năm 2018. Châu Âu nói chung là tăng nhập khẩu tôm, nhưng không đáng kể so với sự tăng nhập khẩu tôm dự kiến của Mỹ trong những năm tới.

Biến động giá tôm là một vấn đề và ngành công nghiệp cần phải giảm nguy cơ biến động giá tôm thông qua quản lý bệnh tốt hơn đồng thời những nỗ lực đáng kể cần phải được thực hiện để giảm số rủi ro trong kinh doanh nuôi tôm, cùng với việc phát triển các giải pháp thị trường để hạn chế biến động giá.

“Nếu chúng ta thực sự muốn phát triển thị trường ... chúng ta cần một nguồn cung cấp nhất quán với chất lượng tốt” ông nói thêm.

Về cơ bản, theo Tiến sĩ Anderson, sự biến động giá mà các ngành nuôi tôm phải đối mặt sẽ được giảm nhẹ khi sản xuất tăng lên nhưng theo kịp với nhu cầu thị trường. Điều thú vị là ở Mỹ, nhu cầu chủ yếu là tôm lớn hơn, trong khi hầu hết thế giới vẫn sản xuất tôm tương đối nhỏ. Xu hướng sản xuất tôm nhỏ hơn trên toàn thế giới có thể là do một phần nỗ lực thu hoạch tôm ở giai đoạn trước để ngăn chặn hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh.

Thách thức của ngành tôm toàn cầu

Ông Anderson kết luận tóm tắt ba vấn đề chính và thách thức mà ngành công nghiệp tôm phải đối mặt hiện nay là dịch bệnh, giá cả thị trường quốc tế và chi phí sản xuất - đặc biệt là chi phí thức ăn. 


Tôm nuôi đã chiếm 54% nguồn cung toàn cầu trong năm 2016, tiến sĩ Anderson dự đoán rằng sản lượng tôm nuôi có thể chiếm khoảng 60% nguồn cung toàn cầu nếu sản xuất tăng lên theo dự kiến đến năm 2020. Ngành nuôi tôm có nhiều thách thức đối với tăng trưởng và năng suất trong tương lai. Tuy nhiên, với những phát triển công nghệ mới và tăng sự đổi mới từ phòng thí nghiệm sang trang trại, ông cho rằng ngành công nghiệp này có thể đáp ứng được thách thức.

Đăng ngày 27/09/2018
LỆ THỦY Lược Dịch
Thế giới

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Hoa Kỳ: Phí bảo hiểm tăng thúc đẩy sự thay đổi của giá tôm

Thời gian gần đây, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chính sách mới của Hoa Kỳ. Việc áp dụng nhiều khoản phí nhập khẩu đã đẩy chi phí tăng cao, tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam tại thị trường này. Bà con nuôi tôm cần nắm rõ những thay đổi này để có hướng thích ứng phù hợp, tránh rủi ro trong xuất khẩu.

Chế biến tôm
• 09:49 26/02/2025

Ngành tôm Ecuador trước thách thức: Trung Quốc giảm nhập khẩu?

Ngành tôm Ecuador đã đạt được nhiều thành tựu nhờ vào thị trường Trung Quốc, nhưng sự phụ thuộc quá lớn vào một đối tác đang dần bộc lộ rủi ro.

Tôm thẻ
• 10:23 21/02/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 21:40 15/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 21:40 15/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 21:40 15/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 21:40 15/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 21:40 15/03/2025
Some text some message..