Sản xuất vacxin trong thủy sản: Ném đá, dò đường

Để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, việc ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là sản xuất vắc xin trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, việc dùng vắc xin trong NTTS hiện chưa được phổ biến rộng rãi mà mới chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm. Đây là một trong những khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở nước ta.

vacxin thủy sản
Việc ứng dụng vắc xin trong chăn nuôi thủy sản ở nước ta chưa được quan tâm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh luôn ở mức cao. Ảnh: Sơn Hà

Theo Viện Nghiên cứu NTTS I (Bộ NN&PTNT), không giống như các loại vắc xin ở động vật trên cạn, việc sản xuất vắc xin dùng trong thủy sản thường phức tạp hơn. Hiện trên thế giới có 35 loại vắc xin phòng bệnh vi khuẩn và 2 loại vắc xin phòng bệnh vi rút được đăng ký bản quyền và sử dụng trên 41 quốc gia cho các đối tượng nuôi phổ biến, gồm: Cá hồi, chép, rô phi, cá bơn và cá bơn đuôi vàng. 

Theo bà Đặng Thị Lụa (Viện Nghiên cứu NTTS I), từ những năm 2003-2007, Viện Nghiên cứu NTTS I đã nghiên cứu thử nghiệm vắc xin vô hoạt phòng bệnh xuất huyết trên cá trắm và vắc xin phòng bệnh lở loét do vi khuẩn Vibrio gây ra trên cá song nuôi biển. Đến nay, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu sản xuất vắc xin trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản ở nước ta, tuy nhiên việc ứng dụng còn nhiều hạn chế. 

Do đặc tính sinh học của nhóm giáp xác bao gồm có tôm sú và tôm thẻ chân trắng (hai đối tượng nuôi chủ lực ở nước ta) không có hệ miễn dịch đặc hiệu hoặc có nhưng rất yếu nên hiệu quả sử dụng vắc xin phòng bệnh của chúng rất kém. Vì vậy ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh cho tôm nên tình hình dịch bệnh thủy sản vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi. Năm 2014, cả nước có tới 59.579ha nuôi tôm bị thiệt hại (chiếm 8,75% diện tích nuôi); bệnh trên tôm hùm cũng xuất hiện tại 15.000 lồng, gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng cho người nuôi. 

Thực tế, đặc thù NTTS ở nước ta chủ yếu là nuôi nông hộ, quy mô nhỏ nên gây khó cho việc nghiên cứu, sử dụng vắc xin. Các sản phẩm vắc xin tạo ra chủ yếu ở dạng nghiên cứu thử nghiệm quy mô phòng thí nghiệm, chưa được nghiên cứu thử nghiệm ở quy mô công nghiệp, đại trà, ngoại trừ vắc xin sản xuất cho cá rô phi do Công ty cổ phần Dược và Vật tư thú y (HANVET) đang sản xuất. Do chưa có vắc xin thương mại do chính Việt Nam sản xuất nên công tác phòng, chống dịch bệnh trong NTTS gặp nhiều khó khăn. Hiện các loại vắc xin dùng cho loại bệnh nguy hiểm như: Hoại tử gan, suy hô hấp đều phải nhập khẩu với giá cao. Trong khi đó, cơ sở trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu sản xuất vắc xin còn chưa đồng bộ; trình độ chuyên môn của cán bộ trong nghiên cứu vắc xin thủy sản cũng hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu. 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, để tháo gỡ những bất cập trên, thời gian tới các nghiên cứu nên tập trung vào giải quyết các loại bệnh nguy hiểm đối với một số đối tượng nuôi chủ lực như tôm nuôi nước lợ, cá tra, cá rô phi. Các công trình nghiên cứu về vắc xin nên tập trung vào những đối tượng nuôi chủ lực là tôm, cá tra, đồng thời chú trọng tới các loại bệnh thường gặp ở Việt Nam để sản xuất ra một loại vắc xin phù hợp, mang tính đại trà và hiệu quả cao.

Ông Tám cũng cho rằng, các cơ sở nghiên cứu về vắc xin cần chú trọng đào tạo nhân lực đi đôi với đầu tư, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Ngoài ra, cần tránh đầu tư dàn trải hoặc có thiết bị mà không có người sử dụng được, vừa gây lãng phí tiền của vừa không mang lại kết quả ứng dụng. Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu vắc xin dùng trong NTTS, đặc biệt là đầu tư mang tính dài hơi để mang lại hiệu quả cao nhất.

Hà Nội Mới, 12/07/2015
Đăng ngày 13/07/2015
Quỳnh Dung
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 17:00 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 17:00 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 17:00 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 17:00 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 17:00 24/04/2024