Tắm biển, 1 du khách Nga bị cá dữ tấn công trọng thương

Đang tắm ở bãi Hòn Chồng (Nha Trang), nữ du khách Nga bất ngờ bị chấn thương ở cột sống cổ, liệt chân tay, bí tiểu phải nhập viện cấp cứu. Bác sĩ phát hiện vết thương có răng và xương cá.

Oxana
Nữ du khách Oxana tại khoa gây mê hồi sức - Ảnh: V.T.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa cứu sống một nữ du khách Nga nghi bị cá biển tấn công gây trọng thương nguy kịch. Đó là bà Kalinina Oxana, 44 tuổi, trú tại khách sạn CL ở Nha Trang. Trưa 13-4, bà Oxana nhập viện cấp cứu. Theo thông tin ban đầu, lúc bà đang tắm biển ở bãi Hòn Chồng (Nha Trang), bất ngờ bị chấn thương ở cột sống cổ bởi dị vật sắc nhọn, gây yếu liệt tay trái và chân phải, bí tiểu...

Chụp MSCT vùng bị chấn thương cho thấy có dị vật dài 39mm đâm xuyên qua lỗ liên hợp C7 vào ống sống bên trái. Chụp MRI cho thấy dị vật 39mm x 6mm xuyên qua gần hết tủy, lồi đĩa đệm C5/6 ra sau trung tâm.

Với sự tư vấn của PGS - TS Võ Văn Thành (chủ tịch Hội Cột sống TP HCM), ca phẫu thuật bán cấp cứu loại đặc biệt (trên mức đại phẫu) kéo dài bảy giờ rưỡi được các bác sĩ khoa ngoại cột sống và khoa gây mê hồi sức Bệnh viện Khánh Hòa thực hiện. Ca mổ do bác sĩ trưởng khoa Trần Hoàng Mạnh mổ chính, từ 22g30 tối 15-4 đến 6g sáng nay (16-4).

Kíp phẫu thuật phát hiện nhiều mảnh xương và răng cá đâm rất sâu vào tủy qua lỗ liên hợp, màng cứng rách toác rộng, gần rễ C8. Rất khó khăn, các xương và răng cá hình lưỡi cưa được lấy ra bằng hết. Màng cứng bị lủng, rách phía trước được vá lại một cách tương đối vì rất khó khâu. Khả năng sau mổ sẽ rò dịch não tủy, phải thực hiện các thủ thuật khắc phục. Đến 7g sáng 16-4 bệnh nhân đã nhận biết được, các chi bị liệt yếu cử động được, bị véo có cảm giác đau, sức khỏe tiến triển tốt, dự kiến phải qua một ca mổ nữa để cố định.

Ngay sáng 16-4, các mảnh xương và răng cá đã được đưa đến Viện Hải dương học Nha Trang để xác định loài cá gây chấn thương. Tuy nhiên, việc xác định chính xác phải qua thủ tục và đòi hỏi thời gian.

Ảnh chụp MSCT vùng cột sống cổ bị chấn thương - Ảnh: V.T.

Theo một số kỹ sư sinh vật biển, có thể bà Oxana bị loài cá dữ tấn công. Đây là trường hợp chưa từng thấy ở vùng biển Nha Trang từ nhiều thập kỷ nay.

Tuổi Trẻ; 16/04/14
Đăng ngày 17/04/2014
V.T.
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:05 12/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 06:05 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 06:05 12/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 06:05 12/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 06:05 12/12/2024
Some text some message..