Thị trường cua ghẹ thế giới: Nhu cầu và giá tăng

Sinh khối cua tại biển Bering không tăng như dự kiến. Nguồn cung giảm vì nhu cầu và giá đều tăng. Sinh khối cua tuyết tại biển Bering tăng nhưng tốc độ chậm hơn dự kiến trước đó. Hạn ngạch mới cho năm 2020 được thiết lập vào giữa tháng 10, tăng so với năm 2019.

cua Bering
Đánh bắt cua tại biển Bering.

Tổng sản lượng được phép khai thác cua da (tanner crab) giảm trong những năm gần đây, từ 1.134 tấn năm 2017 xuống 1.089 tấn năm 2018.

Nguồn cung cua xanh tại Chesapeake Bay giảm và giá cao. Dự báo nguồn cung cua xanh sẽ tăng trong tương lai. Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nước tăng, giai đoạn mùa đông giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho loài cua này sinh sản.

Thương mại

Nhập khẩu cua ghẹ các loại trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong nửa đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018. Tổng nhập khẩu tăng 2,5% từ 186.200 tấn lên 190.800 tấn. nhập khẩu của Hàn Quốc tăng mạnh nhất 31,3% lên 27.000 tấn. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu lớn nhất với 60.200 tấn, chiếm 31,6% tổng nhập khẩu.

Nhập khẩu cua của Mỹ nửa đầu năm nay tăng nhẹ 1,2% đạt 60.200 tấn, chủ yếu từ các nguồn cung Canada và Nga. Cua là mặt hàng mà Mỹ đã áp thuế nhập khẩu trừng phạt 10% đối với Trung Quốc.

Nga, nguồn cung cua chính cho Trung Quốc và Hàn Quốc, giảm nhẹ xuất khẩu cua trong nửa đầu năm 2019, đạt 28.800 tấn từ 30.500 tấn của cùng kỳ năm 2018. Thị trường nhập khẩu chính của Nga là Hàn Quốc. Đây cũng là thị trường nhập khẩu cua chính của Trung Quốc.

Xuất khẩu cua của Trung Quốc giảm 15,8% xuống còn 25.900 tấn trong nửa đầu năm nay, chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Năm 2018, Na Uy xuất khẩu gần 2.000 tấn cua huỳnh đế, chủ yếu là cua sống, trị giá 64 triệu USD. Thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và EU. Nửa đầu năm nay, xuất khẩu cua huỳnh đế tươi của Na Uy giảm 1% đạt 495 tấn so với 501 tấn của cùng kỳ năm 2018. Na Uy xuất khẩu 330 tấn cua huỳnh đế đông lạnh và 1.218 tấn cua tuyết đông lạnh trong giai đoạn này.0

Giá cua huỳnh đế xuất khẩu từ Na Uy đạt kỷ lục trong tháng 8/2019. Mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm 20% trong nửa đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu giảm chỉ 13%. Giá cua huỳnh đế ở Mỹ và Nhật Bản cũng tăng trong nửa đầu năm nay, tuy nhiên có xu hướng giảm trong nửa cuối năm.

Dự báo

Nga có kế hoạch thay mới đội tàu khai thác cua thông qua một hệ thống đấu giá. Theo Luật thủy sản của Nga, Cơ quan Ngư nghiệp Liên bang Rosrybolovstvo phải bán đấu giá 50% hạn ngạch khai thác cua của nước này từ năm 2019 đến 2020. Các công ty giành được hạn ngạch trong cuộc đấu giá phải đóng tàu khai thác cua mới trong vòng 5 năm sau khi được trao hạn ngạch. Dự kiến 31 tàu mới sẽ được đóng cho ngư trường Viễn Đông và 10 tàu cho ngư trường phía Bắc. Giá cho mức hạn ngạch này đạt gần 2 tỷ USD.

Nguồn cung cua huỳnh đế và cua tuyết vẫn thấp trong bối cảnh nhu cầu cua của thế giới tăng. Với sự đổi mới đội tàu khai thác cua của Nga, nguồn cung có thể được cải thiện trong 5 năm tới với điều kiện ngư trường khai thác được quản lý một cách bền vững. Thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục chững do chiến tranh thương mại. Trung Quốc hiện đang mua cua từ một số nhà cung cấp khác ngoài Mỹ và giá cua huỳnh đế dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng. Các nước châu Á khác, nhất là Hàn Quốc, sẽ nhập khẩu nhiều hơn mặt hàng cua này trong thời gian tới.

VASEP
Đăng ngày 19/12/2019
Kim Thu
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 17:52 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 17:52 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 17:52 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 17:52 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:52 12/12/2024
Some text some message..