Tiềm năng nuôi trồng thủy sản ở Colombia

Ngành nuôi trồng thủy sản của Colombia đã bị mắc kẹt trong chu kỳ năng suất thấp và lợi nhuận thấp, nhưng một phân tích chuỗi giá trị gần đây lưu ý rằng quốc gia này có thể tận dụng nguồn tài nguyên từ quốc gia của mình để trở thành nhà sản xuất hàng đầu về các loài cá nhiệt đới và bản địa.

Cá nhiệt đới
Cá nhiệt đới. Ảnh: alisholidays.ro

Phát hiện giúp Colombia khởi sắc 

Ngành công nghiệp của Colombia đã phải đối mặt với một loạt thất bại kể từ khi thành lập vào những năm 1930. Các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản phần lớn là các trang trại gia đình quy mô nhỏ với công nghệ thấp. Ngành nghề này ở Colombia cũng gặp khó khăn với giá nhiên liệu cao và phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, gây khó khăn cho việc cạnh tranh với các ngành nuôi trồng thủy sản lớn hơn ở Ecuador và Chile. 

Một phát hiện gần đây cho thấy đất nước này có thể tận dụng một trong những lợi thế tự nhiên của mình để tạo ra một thị trường nuôi trồng thủy sản mới. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng Colombia có tiềm năng to lớn trong việc phát triển ngành nuôi trồng bằng cách nuôi cá nhiệt đới và sử dụng các loài cá bản địa để xây dựng quy mô cho ngành nghề này. Bằng cách áp dụng các phương pháp canh tác mới như RAS, đầu tư vào nguồn gen và tăng tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người, Colombia có thể củng cố ngành nuôi trồng thủy sản và cạnh tranh ở cấp độ quốc tế. 

Sự chuyển đổi trong hệ thống nuôi trồng 

Ngành nuôi trồng thủy sản của Colombia bắt đầu vào cuối những năm 1930 khi các doanh nghiệp đưa cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss - một loài cá hồi bản địa ở các sông nhánh của Thái Bình Dương ở châu Á và Bắc Mỹ) vào các đầm nước lạnh ở Andes. 

Cá hồi vânCá hồi vân. Ảnh: static.wikia.nocookie.net

Cá hồi đã trở thành một phần trong chiến lược tái tạo các đầm phá và tạo cơ hội cho người dân địa phương khai thác một loài cá có giá trị kinh tế lớn hơn các loài bản địa. 

Colombia đã sử dụng một chiến lược tương tự vào những năm 1970 khi các chương trình tái sản xuất của nhà nước đề xuất việc đưa các loài cá rô phi khác nhau vào nuôi một cách có kiểm soát. Tuy nhiên, các trại sản xuất trong khu vực bắt đầu sản xuất quá mức cá giống và cá rô phi, khiến chúng bắt đầu cạnh tranh nơi cư trú với các loài bản địa. 

Trong những năm 1980, quốc gia này bắt đầu thay đổi chiến lược nuôi trồng thủy sản, thúc đẩy các loài bản địa như Pacu trắng và Pacu đen. Vì các giống Pacu thích nghi tốt với các vùng khí hậu và điều kiện nước khác nhau của Colombia. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản của Colombia vẫn bị chi phối bởi các dòng cá hồi vân và cá rô phi không bản địa - chiếm 64% sản lượng quốc gia vào năm 2020. 

Tiềm năng chưa được khai thác 

Ngoài việc có hai đường bờ biển rộng lớn trên Biển Ca-ri-bê và Thái Bình Dương, Colombia còn  có một số lưu vực nội địa, hồ chứa và các vùng nước tự nhiên, là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. 

Nuôi cá bản địaNuôi trồng cá bản địa có thể đóng góp vào danh mục nuôi trồng thủy sản của Colombia. Ảnh: thefishsite.com

Khí hậu của Colombia rất thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước ấm, thích hợp nuôi cá nhiệt đới. Các số liệu thống kê gần đây cho thấy ngành nuôi trồng thủy sản nội địa của Colombia sản xuất được 174,067 tấn cá, trong khi mảng thủy sản chiếm 3% sản lượng khai thác của nước này (dưới 4,000 tấn).  Ngành nuôi trồng thủy sản biển của Colombia phần lớn vẫn chưa phát triển. Bên cạnh đó, ngành nuôi cá đang trên đà phát triển nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức chính. 

Mức tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản bình quân đầu người của Colombia đạt 8,8 kg mỗi năm (thấp nhất so với mức tiêu thụ các nguồn protein động vật khác). Có hơn 36,000 trang trại nuôi cá của đất nước là quy mô nhỏ và sản xuất từ ​​20 - 600 tấn sinh khối mỗi năm. Colombia  cần áp dụng các chiến lược công nghệ để làm cho các hoạt động canh tác trở nên hiệu quả và bền vững hơn. 

Những thách thức khác bao gồm thiếu nguồn giống cá chất lượng và vẫn đang bị chi phối bởi giống cá hồi vân và cá rô phi. Có thể giải quyết những thách thức này bằng cách cải thiện giống cá và đa dạng hóa danh mục loài sẽ đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ngành và gia tăng cơ hội cạnh tranh.  

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, ngành nuôi trồng thủy sản của Colombia nên hướng tới việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật vào sản xuất như biofloc và tuần hoàn (RAS) - các phương pháp có tính bền vững tốt. Việc tập trung nghiên cứu, nuôi dưỡng các loài bản địa và nhiệt đới có thể giúp Colombia phát triển, đa dạng hóa các dịch vụ nuôi trồng thủy sản và có cơ hội sánh vai với các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản khác ở Mỹ Latinh.

Đăng ngày 11/10/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 22:38 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 22:38 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 22:38 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:38 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 22:38 16/11/2024
Some text some message..