Top 5 khuynh hướng của nhà hàng thủy sản tại Mỹ năm 2018

Báo cáo dựa trên khảo sát Datassential’s Menu Trends trên 1001 khách hàng và được thiết kế nhằm cung cấp thông tin sâu về các khuynh hướng sẽ ảnh hưởng đến thị trường ẩm thực năm 2018.

Top 5 khuynh hướng nhà hàng thủy sản tại Mỹ năm 2018
Ảnh minh họa: Phoenix New Times

Tin tốt là có rất nhiều tín hiệu tích cực cho thủy sản từ khu vực dịch vụ ẩm thực. Ví dụ, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong bữa sáng và bữa lỡ. Và khách hàng có vẻ ngày càng sẵn sàng thử các loại thủy sản mới và khác biệt. Dưới đây là 5 khuynh hướng nhà hàng thủy sản hàng đầu trong năm 2018.

Sẵn sàng mở rộng trải nghiệm

Cá hồi vẫn là loại thủy sản được ưa chuộng nhất tại các nhà hàng tại Mỹ, theo sau là cá ngừ, cũng là loại thủy sản được ưa chuộng lâu nay. Nhưng người tiêu dùng cũng quan tâm tới thử các loại thủy sản mới. “ Chúng tôi nhận thấy khách hàng biết rất nhiều loại thủy sản và họ cũng muốn thử các loại thủy sản mới”, theo Jackie Rodriguez, nhà quản lý cấp cao của dự án tại Datassential cho biết.

Bà Rodriguez khuyến nghị các nhà quản lý nhà hàng giới thiệu các loại thủy sản mới mà có thể khách hàng chưa quen thuộc vào các món ăn như tacos cá và gỏi.

Thủy sản cho bữa sáng

Thủy sản đang ngày càng phổ biến trong bữa sáng và bữa lỡ. 17% nhà hàng thường có thực đơn thủy sản cho bữa sáng và bữa lỡ, và 3% người tiêu dùng trong khảo sát cho biết món ăn thủy sản gần đây nhất mà họ ăn là cho bữa sáng.

Nguyên nhân cơ bản để thủy sản ngày càng trở thành lựa chọn thường xuyên cho bữa sáng là do thực khách ngày càng ưa chuộng ẩm thực miền nam. CÁc món ăn như tôm và cua đang rất được ưa chuộng và ngày càng được phục vụ tại nhiều nhà hàng trên khắp cả nước.

Một nguyên nhân khác giúp thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng thủy sản cho bữa sáng là tính linh hoạt khi có rất nhiều lựa chọn các loại thủy sản cho thực khách lựa chọn. “Chúng tôi cũng nhận thấy những cách chế biến phi truyền thống, như cá hồi và các loại thủy sản khác trong frittata vốn thường là món phục vụ bữa sáng với xúc xích hoặc thịt muối”, bà Rodriguez cho biết.

Cao cấp hơn

Lượng món ăn thủy sản phục vụ tại các cửa hàng đồ ăn nhanh đang giảm, nhưng tăng nhẹ tại phân khúc nhà hàng cấp trung và bình dân.

Trong 10 năm qua, tỷ lệ các món ăn thủy sản giảm 18% trong các nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh, 9% tại các nhà hàng dịch vụ nhanh và 1% tại nhà hàng đầy đủ dịch vụ, theo Datassential. Trong khi đó, tỷ lệ các món ăn thủy sản tăng 2% tại các nhà hàng bình dân và 1% tại các nhà hàng cấp trung. “Nhìn chung, nếu bạn nhìn vào dữ liệu tỷ lệ món ăn thủy sản trong cơ cấu thực đơn của nhà hàng, tỷ lệ này tương đối ổn định nhưng vẫn còn dư địa cho tăng trưởng và cơ hội, ví dụ như tacos thủy sản và các món ăn sáng”.

Sự thiếu kết nối về tính bền vững

Có cực kỳ ít thực khách và người tiêu dùng kiểm tra thông tin về tính bền vững khi mua thủy sản. Chỉ 21% các nhà quản lý nhà hàng và 16% người tiêu dùng xem các thông tin về tính bền vững trước khi mua thủy sản.

Bà Rodriguez cho rằng tỷ lệ thực khách hàng hàng kiểm tra thông tin bền vững thấp rất đáng ngạc nhiên khi tính bền vững và nguồn gốc đang được coi là ngày càng quan trọng trong quyết định tiêu dùng. Những gì chúng tôi có thể kết luận ở đây là có thể thực khách tin rằng những nhà cung cấp có hoạt động sản xuất bền vững. Một doanh nhân kinh doanh nhà hàng điển hình không mất quá nhiều thời gian để tự nghiên cứu vấn đề này”.

Đông lạnh sâu

Một nửa các nhà quản lý nhà hàng mua thủy sản tươi sống và sau đó phải đông lạnh chúng. Hoạt động này có thể gây rút ngắn thời gian sử dụng thủy sản, nhưng quả thật các nhà hàng luôn đối mặt với vấn đề lên kế hoạch thu mua nguyên liệu khớp với nhu cầu người tiêu dùng. “Đông lạnh được xem là một biện pháp tiết kiệm, tiện lợi và kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm”, bà Rodriguez nhận định.

Tuy nhiên, nhiều thực khách và các nhà quản lý nhà hàng vẫn ưa chuộng thủy sản tươi sống, nghĩa là vẫn còn nhiều cơ hội để các nhà cung ứng thủy sản đông lạnh thay đổi tư duy của những nhà hàng về cách đông lạnh nhanh thủy sản, cũng như cung cấp về nguồn gốc sản xuất thủy sản.

Seafood Source
Đăng ngày 05/01/2018
Gappingworld
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 09:12 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 09:12 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:12 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:12 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 09:12 28/11/2024
Some text some message..