Diện tích nuôi tôm bị thiệt hại tăng cao trong 8 tháng đầu năm 2016

Theo báo cáo của Cục Thú y, tính đến ngày 11/8/2016, cả nước đã có 51.689,65 ha diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại (tăng 54,9% so với cùng kỳ năm ngoái), chiếm 8,08% tổng điện tích nuôi tôm trên cả nước.

tom bi thiet hai

Diện tích nuôi tôm bị thiệt hại trong 8 tháng qua chủ yếu do môi trường và biến đổi khí hậu. Trong những tháng đầu năm, do tình hình xâm nhập mặn và hạn hán kéo dài đã làm cho diện tích nuôi tôm thiệt hại tăng cao (37.858,51 ha, chiếm 73,24% tổng diện tích nuôi tôm thiệt hại). Diện tích nuôi tôm thiệt hại tập trung chủ yếu tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang. Trong 8 tháng đầu năm 2016, tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại tăng mạnh, tuy nhiên, diện tích thiệt hại do dịch bệnh trên tôm nuôi giảm so với cùng kỳ năm 2015 về cả phạm vi và diện tích. Trong đó, diện tích tôm nuôi bị bệnh là 6.746,74 (giảm 32,21% so với cùng kỳ năm ngoái), chủ yếu do bệnh đốm trắng và hoạt tử gan tụy cấp. Sóc Trăng là tỉnh có diện tích bị bệnh hoại tử gan tụy cấp lớn nhất (chiếm 28,15% tổng diện tích bị bệnh hoại tử gan tụy cấp của cả nước).

Trong thời gian qua, đã có 45 tỉnh/thành phố đã xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Do đó, việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đã từng bước có hiệu quả. Các địa phương đã tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch bệnh cho người nuôi từ đó đã hạn chế tối đa thiệt hại, từng bước phát huy được năng lực của hệ thống thú y trong việc kịp thời phát hiện và xử lý dịch bệnh. Tuy nhiên, theo nhận định của Cục Thú y, trong thời gian tới do điều kiện thời tiết, cũng như tình hình xâm nhập mặn ngày càng lan rộng, thiếu nước ngọt, độ mặn và nhiệt độ tăng cao sẽ làm cho tôm nuôi chậm lớn. Bên cạnh đó có thể tạo điều kiện cho một số loại mầm bệnh phát triển dẫn đến nguy cơ dịch bệnh và diện tích thiệt hại có thể tăng lên. Vì vậy, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục như quản lý mùa vụ nuôi, có ao lắng để trữ nước sử dụng khi cần thiết, thả giống khi đủ điều kiện nuôi. Nghiên cứu điều chỉnh quy trình nuôi phù hợp và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường kiểm soát dịch bệnh, quan trắc môi trường, tổ chức theo dõi, kiểm soát và xử lý dịch bệnh.

Fistenet, 18/08/2016
Đăng ngày 19/08/2016
Văn Thọ
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 19:19 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 19:19 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 19:19 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 19:19 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 19:19 26/04/2024