10.000 con ếch chết hàng loạt ở Peru

Trang CNET hôm 18-10 đưa tin khoảng 10.000 con ếch nằm trong nhóm các loài động vật nguy cấp đã chết hàng loạt không rõ nguyên nhân tại hồ Titicaca – Peru.

ếch chết
Ếch chết hàng loạt ở hồ Titicaca. Ảnh: PHYS

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế, ếch “bìu” – sống hoàn toàn ở dưới nước, có lớp da màu xanh chảy xệ và nhăn nheo - là loài ếch chỉ được tìm thấy tại hồ Titicaca. Đây là hồ lớn nhất ở Nam Mỹ.

Trong vài năm qua, số lượng ếch “bìu” tại khu vực này suy giảm đáng kể khiến nó được xếp vào loài có nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân chính là do người dân đổ xô đi bắt loại ếch này làm thức ăn. Ngoài ra, cá hồi Bắc Mỹ ăn trứng ếch cũng là lý do khiến quần thể ếch “bìu” bị suy giảm nghiêm trọng.

Việc hàng ngàn con ếch “bìu” chết và trôi nổi tại hồ Titicaca buộc Cơ quan Lâm nghiệp và Động vật hoang dã Peru vào cuộc điều tra. Cơ quan này cho biết báo cáo ban đầu cho thấy khoảng 10.000 con ếch chết rải rác trên một khu vực trải dài 48 km.

Hàng trăm con ếch “bìu” cũng được phát hiện chết bất thường trên mặt sông Coata, phía Nam Peru, giữa thời điểm xuất hiện nghi vấn nước con sông này bị ô nhiễm. Ủy ban Chống ô nhiễm sông Coata tố cáo chính quyền địa phương phớt lờ cảnh báo của họ về mức độ ô nhiễm nặng nề của con sông.

Để phản đối, họ mang theo 100 con ếch chết tới quảng trường trung tâm ở Puno. Lãnh đạo cuộc biểu tình Maruja Inquilla kêu gọi các cơ quan chức năng nên chú ý tới vấn đề ô nhiễm mà ủy ban này đã cảnh báo và nói: “Tôi phải cho họ thấy những con ếch chết. Chính quyền không nhận ra chúng ta đang sống như thế nào. Họ không mảy may quan tâm đến vấn đề ô nhiễm. Tình hình đang rất căng thẳng”.

Ếch “bìu” có tên khoa học là Telmatobius culeus. Chúng dễ nhận biết bởi nhiều nếp gấp ở da, cũng có tác dụng giúp loài ếch này “thở” trong môi trường sống ở các vùng núi cao thuộc dãy Andes. Chúng được liệt vào hàng cực kỳ nguy cấp và đã giảm 80% số lượng trong vòng 15 năm qua.

Người Lao Động, 18/10/2016
Đăng ngày 19/10/2016
P.Nghĩa (Theo CNET)
Thế giới

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 06:56 02/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 06:56 02/05/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 06:56 02/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 06:56 02/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 06:56 02/05/2024