Biển cạn mùa cá nam

Giữa mùa cá nam, biển Đà Nẵng vẫn đón những con tàu nhỏ đánh bắt ven bờ về bến khi bình minh vừa ló dạng. Mùa cá nam nhưng có những ngày không có cá...

Biển cạn mùa cá nam
Ảm đạm mùa cá nam. Hình minh họa

1.Mùa cá nam ảm đạm

Dân chài miền Trung ai cũng háo hức mùa cá nam. Giữa tháng 3, ngư dân bắt đầu làm lễ cầu ngư và ra biển. Mùa cá nam với cá chuồn, cá ngừ và hàng chục loài cá quen thuộc ven bờ, cá béo, lại nhiều.

Nhớ những năm trước, đó là mùa người buôn vàng đổ về các làng chài vừa cho ngư dân vay nóng mua xăng dầu, ngư cụ, vừa bán vàng cho những gia đình trúng cá hàng triệu đồng mỗi đêm đi biển. Cảnh tượng đó dường như bao năm không thay đổi, háo hức bán buôn, háo hức cân cá lúc thuyền về để những buổi chợ đông vui, nhộn nhịp.

4h sáng chợ cá trên bãi biển Mân Thái và Thọ Quang đã lố nhố phụ nữ đợi thuyền về. Đó là những con tàu công suất nhỏ, bạn chài ăn cơm chiều ở nhà xong mới đủng đỉnh ra lộng, chạy tàu chừng một hai hải lý thì dừng lại, chong đèn câu mực, thả luới.

Nhưng nay thì sáng sáng không còn cảnh ấy nữa. Những người may mắn nhất đã tranh mua được một thùng cá cơm trắng hoặc thúng cá bạc má vội vã kéo lên mặt đường phân loại hoặc nổ máy xe lao đến các chợ nhỏ ven thành phố.

Đi quanh một vòng, nhìn chợ cá thật thảm hại. Tất thảy cá, mực, ghẹ đều nhỏ xíu. Hiếm có tàu nào kiếm được trăm ký cá, đừng nói là vài tạ, một tấn như trước đây. Nhìn con cá hố thúng bé tí, chiều ngang khoảng 2cm, chiều dài 2 gang tay mà ngư dân vẫn phải bắt, thấy lòng không yên. Cả chợ sỉ mà chỉ có vài ba rổ mực con bé bằng ngón tay lấp lánh cặp mắt đen, khoảng chục kg mực con dài hơn gang tay. Nhìn quang cảnh chợ là biết vùng biển ven bờ này đã cạn thủy sản.

Ông Hai ra giúp con bán sỉ cá cho bạn hàng, nghe tôi thắc mắc về cá hố quá nhỏ, nói thủng thẳng: "Hồi trước loại cá này chỉ để nuôi heo, bán rẻ lắm nên chúng tôi không theo. Nhưng bây giờ lớn bé gì cũng phải bắt, nếu không thì tàu trống không! Tàu nhà tôi công suất nhỏ, không ra Hoàng Sa được, phải loanh quanh ven bờ, cá cũng ít dần".

Cá lớn không có, cá nhỏ bị tận diệt, vét hết, xúc hết là những gì chúng tôi chứng kiến buổi sáng nay ở biển Đà Nẵng. Bà Thoa - một người buôn cá trên 30 năm ở đây càm ràm: "Mấy ổng không bắt được cá ngon, chúng tôi bán mấy thứ cá cơm này chẳng được mấy đồng lời". Chợ họp nhanh chóng, khoảng hơn một tiếng đồng hồ là hết cá. Ngư dân uể oải thanh toán tiền bạc rồi về nhà, chờ đến giờ ra tàu đi biển khi chiều xuống. Hàng chục du khách đổ đến để mua cá tươi thất vọng về tay không vì cá nhỏ quá, dù tươi, chẳng bõ mang theo máy bay cả ngàn cây số.

Chợ cá Mân Thái chỉ là một trong mươi chợ cá tươi ven biển Đà Nẵng - nơi đón tàu nhỏ đi biển một đêm mang sản phẩm về bán. Cả chợ có đúng một con cá cu dài 2 gang tay, ông chủ thuyền hét giá 300 nghìn đồng một kg. Đó là cái giá dành cho đặc sản hiếm. Thật buồn!

2. Mùa cá nam xưa

Cách nay mươi năm, tôi đến một làng chài chuyên nghề lặn tôm hùm ở bán đảo Sơn Trà. Trai tráng làng này nối nghiệp cha ông làm cái nghề rất nguy hiểm, đòi hỏi sức khỏe để lặn suốt đêm dưới đáy biển. Ngày đó tôm hùm lớn đến vài kg, giá bán khá rẻ, vì con đường mới mở sát biển chỉ có vài quán nhậu bình dân.

Hôm nay tôi đến thăm gia đình cụ Thoại - một lão ngư làm nghề lặn bắt tôm hùm quanh Sơn Trà hơn 30 năm. Cụ Toại đã mất, 2 con trai và con rể cũng bỏ nghề lặn vì tôm hùm không còn sinh sống nổi trong môi trường tự nhiên.

Tôi hỏi, lặn bắt từng con làm sao có thể hết tôm hùm vốn rất nổi tiếng ở vùng đất này, tại sao nay lại hết, -một lão ngư đến chơi nhà cụ Toại giải thích: "Nhìn con đường thì biết. Hàng trăm quán nhậu, nhà hàng nhỏ bu kín, khách du lịch, rồi dân thành phố đổ về đây, người ta không bắt từng con nữa, bắt hàng loạt bằng mọi cách, nên nó mới hết, ngư dân cũng bỏ nghề luôn".

Hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản ven bờ vốn rất phong phú, đa dạng. Nhưng do không thể kiểm soát chặt chẽ, ngư dân dùng lưới mắt nhỏ nhất, dùng tàu giã cào, dùng xung điện, dùng thuốc nổ TNT, lại đánh bắt bất chấp mùa cá đẻ, khiến nguồn lợi thủy sản ven bờ ở biển miền Trung bị hủy hoại nghiêm trọng.

Giữa những ngày tháng 4, tin tức về những chiếc tàu đánh cá hàng chục tỷ đồng ra khơi chỉ được vài chuyến đã bị rỉ sét, hỏng hóc vì "nước biển quá mặn" nghe như đùa! Ngư dân Việt Nam mình còn rất nghèo, nếu những chương trình hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn không đạt hiệu quả thì nghề đi biển vẫn mãi ảm đạm.

Tại tỉnh Quảng Nam có 4.200 tàu, chỉ 855 tàu công suất từ 90CV trở lên đủ sức ra khơi, số còn lại phải bám ven bờ. Mỗi năm tỉnh phát hiện chừng ba bốn chục vụ vi phạm, xử phạt vài chục triệu đồng cũng không đủ để răn đe những người sử dụng các phương tiện đánh bắt hủy diệt. Đó là chưa nói đến một nguyên nhân rất quan trọng nữa là tình trạng ô nhiễm biển ven bờ từ nước thải các khu công nghiệp, khu đô thị và du lịch làm môi trường sống của thủy sản ngày càng xấu.

Đã nhiều năm, ngư dân đánh bắt ven bờ đảo Lý Sơn cũng không còn sung túc những mùa cá nam như trước. Những đội tàu giã cào các tỉnh khác lấn lướt càn quét, tôm cá nhỏ cỡ nào cũng tận diệt. Nếu như nghe ai đó đánh bắt ven bờ mà được cả tấn cá thì không khác nào trúng số biển cho. Bây giờ, mỗi đêm, một con tàu nhỏ nuôi 2, 3 gia đình mà trúng được 5, 7 chục ký cá là lấy làm mừng vì duy trì được cuộc sống, không thể mơ làm giàu hay tích góp đổi tàu công suất lớn để có thể thoát kiếp luẩn quẩn ven bờ.

Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ như thế nào là vấn đề nan giải, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục ngàn hộ gia đình sống ven biển. Với trình độ dân trí thấp, đời sống bấp bênh của cả triệu ngư dân nghèo, nếu ở Việt Nam mà nói đến chuyện cấm đánh bắt tôm cá trong mùa sinh đẻ như nhiều nước khác trên thế giới thì dường như đang hất đi nồi cơm của ngư dân nghèo lặn ngụp kiếm sống gần bờ.

Tôi nhớ đến chương trình của tổ chức phi chính phủ MRC hơn 10 năm trước hướng cho ngư dân thay đổi nhận thức về biển và nguồn sống từ sự cân bằng của hệ sinh thái biển để thay đổi nghề nghiệp. Trong vòng 6 năm, tổ chức này đã đưa chuyên gia đến hướng dẫn cho người dân làng chài Rạn Trào, tỉnh Khánh Hòa cách chung sống với biển thật bền vững, từ nuôi trồng san hô làm chỗ phát triển các loại thủy sản ven bờ, đến đầu tư nuôi tôm hùm, nghêu, hướng dẫn du khách tham quan, trồng và ngắm san hô, xây dựng các khu homestay giữa làng chài để đón khách du lịch.

Sự thành công của một chương trình còn quá nhỏ như thế chưa đủ là hướng ra cho việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản dưới biển và giải quyết đời sống ngư dân trên diện rộng. Đó cũng bởi không chỉ dân trí của ngư dân thấp, mà nhiều chương trình phát triển các địa phương ven biển vẫn chỉ hướng vào đóng tàu công suất lớn mà chưa đầu tư mạnh vào nuôi trồng hải sản và thay đổi nghề cho ngư dân.

Doanh Nhân Sài Gòn
Đăng ngày 26/05/2017
Bích Hồng
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 07:57 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 07:57 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 07:57 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 07:57 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 07:57 26/04/2024