Chủ động bảo vệ tôm nuôi trước ảnh hưởng của mưa lớn

Mưa lớn dễ gây nguy cơ sốc môi trường nước, do vậy, nông dân Hà Tĩnh đang khẩn trương triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn cho tôm nuôi.

Đánh khoáng ao tôm
Anh Nguyễn Văn Hòa (xã Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh) thường xuyên đánh khoáng để tránh nguy cơ tôm bị sốc môi trường.

Gia đình anh Nguyễn Văn Hòa (thôn Liên Hà - xã Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh) hiện đang nuôi 2 hồ tôm thẻ chân trắng, quy mô 60 vạn con. Mưa lớn những ngày qua khiến mực nước trong hồ dâng cao (tầm 25 - 30 cm). Đã vậy, sét đánh vào rạng sáng 8/9 gây cháy đường dây và hệ thống công tơ, bị mất điện nhiều giờ liền. Rất may là anh Hòa đã đầu tư máy phát điện cho các hồ tôm nên hạn chế được thiệt hại.

Anh Hòa cho hay: “Hiện nay, hàm lượng axit trong nước mưa nhiều, độ mặn, độ PH trong nước bị giảm đột ngột. Nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tôm nuôi bị sốc môi trường. Nếu nhẹ sẽ khiến tôm giảm ăn, nặng thì bỏ ăn và chết. Luôn theo dõi dự báo thời tiết, lường trước được sự việc nên trước đó chúng tôi đã nhập 1 tấn vôi bột và 5 tạ khoáng để phục vụ cho việc xử lý nguồn nước. Những ngày qua, chúng tôi cũng tiến hành sục khí 24/24h để tôm không bị thiếu oxy”.

vôi thủy sản
Trong thời tiết bất lợi, anh Hòa đầu tư chi phí 1 triệu đồng/ngày để xử lý nguồn nước cho 2 hồ nuôi tôm.

Những ngày tới, nếu trời vẫn tiếp tục mưa thì anh Hòa cho xả bớt nước tầng mặt các hồ nuôi tôm; duy trì thường xuyên mỗi ngày việc đánh vôi bột (liều lượng 10 kg/1.000 m3 nước), đánh khoáng (liều lượng 5 kg/1.000 m3 nước). Được biết, trong thời tiết bất lợi này, anh Hòa đầu tư chi phí 1 triệu đồng/ngày để xử lý nguồn nước cho 2 hồ nuôi tôm.

Tại xã Kỳ Hà (TX Kỳ Anh), hiện nay, gần 50 hộ nuôi tôm thâm canh cũng đang khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ tôm nuôi trước ảnh hưởng của mưa lớn.

Ông Nguyễn Tiến Luật – Chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Hà cho hay: “Chính quyền địa phương và ngành chuyên môn đã tăng cường kiểm tra, hướng dẫn người nuôi tôm xử lý các yếu tố môi trường nước đảm bảo trong giới hạn cho phép. Ngoài ra, người nuôi cũng chủ động bổ sung vitamin C hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm; thường xuyên theo dõi sức khỏe của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu trời mưa lớn kéo dài thì người nuôi sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí và lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của tôm”.

máy cho tôm ăn
Người nuôi chủ động bổ sung vitamin C hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm.

Huyện Kỳ Anh là địa phương có diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng lớn nhất toàn tỉnh đến thời điểm này với 534 ha. Trong đó, Kỳ Thọ, Kỳ Hải, Kỳ Thư, Kỳ Khang... là các xã nuôi tôm chủ lực, đầu tư theo hướng thâm canh.

Để đảm bảo an toàn cho hồ tôm sau mưa lớn những ngày qua và những ngày tới, chính quyền địa phương và ngành chuyên môn huyện Kỳ Anh đã rà soát lại toàn bộ diện tích nuôi trồng; cử cán bộ bám sát địa bàn, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở nuôi thực hiện các biện pháp phòng chống và khắc phục thiệt hại do mưa lớn.

Thăm vó tôm
Mưa lớn như hiện nay dễ dẫn đến nguy cơ tôm bị sốc do môi trường nước thay đổi.

Ông Nguyễn Văn Thái - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Kỳ Anh thông tin: “Để giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra, ngành chuyên môn đã khuyến cáo người nuôi thu hoạch nhanh đối với số tôm đạt trọng lượng.

Với những diện tích tôm thả mới và chưa đến kỳ thu hoạch, người nuôi cần thực hiện theo đúng quy trình chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ. Chúng tôi sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo sớm diễn biến môi trường vùng nuôi trồng thủy sản để xử lý kịp thời các tình huống, hạn chế rủi ro”.

Quạt ao tôm
Người nuôi chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao.

Không riêng TP Hà Tĩnh, TX Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh, hiện nay, các hộ nuôi tôm tại các huyện: Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà và Nghi Xuân cũng đang gấp rút triển khai các biện pháp bảo vệ tôm.

Ông Lưu Quang Cần – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết: “Tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh hiện đạt 2.300 ha. Do ảnh hưởng của bão CONSON, Hà Tĩnh xảy ra mưa lớn trên diện rộng. Để đảm bảo an toàn cho tôm, người nuôi cần xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao.

Ngoài ra, người nuôi cần sử dụng hóa chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa (nếu bị ô nhiễm). Trường hợp tôm bị chết, cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để tiêu độc, khử trùng...”.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 09/09/2021
Thu Phương
Nuôi trồng

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 08:25 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 08:25 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 08:25 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 08:25 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 08:25 26/04/2024