Dính như sam

- Có anh con rể nó đi lưới giã vừa vào đưa cho cặp sam - ông cụ nói - Anh ở đây ta làm gỏi sam uống rượu. Anh ăn gỏi sam bao giờ chưa? - Ô! Thế thì hay quá!

món ăn từ sam
Sam sống thành cặp, 1 đực, 1 cái.

Đang chuẩn bị ra khỏi nhà thì cô cháu nội ông cụ, mới chín tuổi, chạy lên nhà tôi bảo: "Chú ơi, chú xuống ngay, ông cháu có việc". Hỏi "Việc gì?", nó không nói.
- Có anh con rể nó đi lưới giã vừa vào đưa cho cặp sam - ông cụ nói - Anh ở đây ta làm gỏi sam uống rượu. Anh ăn gỏi sam bao giờ chưa?
- Ô! Thế thì hay quá. Cháu chưa ăn bao giờ. Với lại, cháu cũng chưa làm thịt sam bao giờ.
- Thì... Hôm nay anh giữ, tôi thịt.
Hai con sam khá to. Con sam cái phải bằng cái rá vo gạo. Mổ ra, chúng tôi lấy được khá nhiều trứng.
Hai ông con hì hụi làm.

Gỏi sam.

Ông cụ đã ngót 80, tay bắt đầu run, làm có phần lóng ngóng.
Con sam vật ngửa, hai tay tôi giữ, những cái chân của nó liên tục nghều ngoào.
Chính trong cuộc mổ sam này mà tôi biết một vài chuyện về sam.
Sam sống thành cặp, 1 đực, 1 cái, con đực nhỏ hơn lúc nào cũng nằm ôm trên lưng con cái.
Vì thế mới có câu thành ngữ: Dính như sam.
Chỗ con đực lấy đôi chân đặc biệt ôm hằn rõ trên mai gốc đuôi con sam cái.
Vì một lý do nào đó sam không còn sống thành cặp, bắt được, người ta gọi đó là sam một (sam chỉ còn một con).
Nếu bắt được sam một, người ta thường không ăn vì cho rằng nó độc.

Sam nướng cả con.

Làm thịt sam không được để vỡ ruột, vỡ nếu thịt sam dính phân nó, ăn dễ bị đau bụng, đi ngoài.
Nhưng hay nhất là bài "Lý con sam", tôi không nhớ hết, song có những câu thế này: (ấy) nước trôi một dòng/ đói no (xin) mặc lòng/ (xin) đừng (có) theo ai/ (ấy) là đôi cặp con sam...
Hì hục mãi công việc "vật" hai con sam của hai ông con đến 11 rưỡi trưa mới hòm hòm, cũng là lúc chị con gái ông cụ đi làm về.
Ông cụ bảo chị con gái chạy ngay đi mua cho 1 lít dấm, tiện thể mua luôn vừng, lạc, chanh, ớt, rau thơm về để làm gỏi, xem đâu có lá mui thì hái lấy một ít ngọn.
Những mớ thịt sam được lấy ra, ông cụ ném luôn vào cái soong chứa đầy dấm.
Ngâm thịt sam trong dấm sau khi uống hết tuần trà và hút thuốc lào, ông cụ vớt ra, lấy hai tay bóp vắt khô rồi xé tơi.
Những sợi thịt sam trắng trong.

Trứng sam nướng.

Chị con gái đã rang xong lạc và vừng, chà sảy bỏ vỏ, lạc đem giã nhỏ.
Ông cụ trộn lạc, vừng, rau thơm thái nhỏ cùng với thịt sam, vắt vào đó ít nước chanh.
Thế là đã có đĩa gỏi sam.
Khi ăn, lấy gỏi sam cho vào bát, miếng vừa ăn, rưới vào đó chút nước mắm dấm ớt tỏi, kèm với rau thơm.
- Anh ăn thấy thế nào? - Ông cụ hỏi tôi.
- ...Lúc mới đưa vào nhai, thấy nó hơi nhạt nhạt, đơn đớt, nhai kỹ thấy cũng được, bùi bùi. Nhưng đây là lần đầu, cháu cũng hơi e dè, sợ bụng dạ không ổn, nên vừa ăn vừa phải nghe ngóng...
- Không kiếm được ngọn mui à? - Ông cụ hỏi chị con gái.
- Ở phố khó kiếm lắm - Chị con gái trả lời.
- Cây mui là cây gì? - Tôi hỏi.
- Là cây mui. Dân Thái Bình vẫn gọi thế. Gỏi sam ăn kèm với chút ngọn lá mui thì khỏi phải lo đau bụng.
Sau này tôi hỏi, có người chỉ cho tôi cây mui là cây chó đẻ. Ngọn của nó nhấm thấy hơi đăng đắng, mùi hăng hăng.
Nghe ngóng bụng một chặp, thấy có vẻ ổn, tôi mạnh bạo ăn.
Hai ông con đưa cay cũng được kha khá rượu quốc lủi, lò nhà ông Cửu ở phố Dốc Học (TP. Hạ Long) nấu.

Món sam xào xả ớt.

Bẵng đi, hôm rồi có bạn rủ đi ăn sam ở nhà hàng khu Vụng Đâng (TP. Hạ Long).
Nhà hàng bán chỉ toàn các món ăn được chế biến từ sam.
7 món: tiết canh sam, gỏi sam, chân sam, chả sam, sam xào, trứng sam và miến sam.
Chúng tôi gọi đủ lệ bộ, mỗi thứ một ít.
Gỏi sam ở đây không khác mấy ông cụ đã làm cho tôi ăn.
Có chăng là trộn lạc vừng khéo hơn, trong gỏi sam có những sợi ăn giòn lật sật, có lẽ là gân sam hay diềm sam thì phải.
Rau thơm ăn kèm phong phú hơn: lá sanh, vọng cách, đinh lăng, hoa chuối... và ăn kèm cả với bánh đa nướng.
Vẫn không thấy có ngọn lá mui.
Chúng tôi gọi rượu quốc lủi đun ngán dùng bữa.
Cuối bữa nhậu dùng bát miến sam nóng hổi.
Ăn có cảm giác như miến cua bể, nhưng nồng và ngọt hơn.

Chân sam xào chua ngọt.

Nhưng ấn tượng bữa nhậu này lại là, lúc đi WC, phải qua khu vực nhà bếp, thấy trên sàn nhà, rộng chừng 15 mét vuông chứa đầy những con sam.
Chúng như những cái mũ sắt đang bò lổm ngổm.
Vẫn có những cặp sam ôm nhau.
Và thật bất ngờ, đúng lúc ấy, tôi nghe thấy Đài tiếng nói Việt Nam, chương trình ca nhạc đang vang lên bài hát "Lý con sam", cô ca sỹ hát giọng Nam mượt mà, giai điệu đằm thắm:
"Ấy nước trôi một dòng. Đói no xin mặc lòng. Xin đừng có theo ai. Ấy là đôi cặp con sam. Sam bơi sam lội...".
Chẳng nhớ tâm trạng của tôi lúc ấy buồn hay vui nữa.

baoquangninh.com.vn, 03/03/2016
Đăng ngày 05/03/2016
Trần Giang Nam
Ẩm thực

Ngày Tết ăn cá lóc nước rơm

Khi bạn quá ngán thịt thì cá là món thay thế đầu tiên trong suy nghĩ. Nếu bạn có một vài con cá lóc bạn sẽ làm món gì?

cá lóc nướng rơm
• 19:54 09/02/2024

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:06 17/04/2024

Cá chét - Loài cá đầy chất dinh dưỡng cho sức khỏe

Được mệnh danh là đệ nhất hải sản biển, cá chét sống ở vùng nước mặn và là một phần không thể thiếu trong ẩm thực cá biển. Cá chét là một loại hải sản hảo hạng, được biết đến với chất thịt ngon và là một trong những loại cá mang đầy giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe.

Cá chét
• 10:22 11/04/2024

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 06:28 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 06:28 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 06:28 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:28 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 06:28 24/04/2024