Doanh nghiệp thủy sản thời kỳ phá sản dây chuyền

Mở đầu là liên tiếp những thông tin về tình hình nợ nần tại Bianfishco, tiếp theo là thông tin về hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy sản đang phá sản, nợ nần chồng chất, không lối thoát.

Nhiều doanh nghiệp thủy sản đang sống trên đống nợ (Ảnh minh họa)

Nhiều doanh nghiệp thủy sản đang sống trên đống nợ (Ảnh minh họa)

Rất nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản ở ĐBSCL hiện giờ đã phải co cụm hoạt động, thậm chí tuyên bố phá sản theo hiệu ứng sụp đổ dây chuyền

Từ “chết” đến “bị thương”

Theo Sở Công Thương TP. Cần Thơ hiện có 30 DN chế biến, xuất khẩu thủy sản. Nhiều DN hiện lâm vào cảnh phá sản, nợ nần với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng, không có khả năng thanh toán.

Công ty TNHH An Khang (Khu công nghiệp Trà Nóc 2, TP. Cần Thơ) là DN thủy sản đầu tiên vỡ nợ với số tiền trên 300 tỷ đồng. Sau đó, đến lượt Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã “ôm” đống nợ trên 241 tỷ đồng, trong đó tới 236 tỷ đồng nợ xấu. Ngoài ra, còn nhiều DN thủy sản khác cũng mắc nợ hàng trăm tỷ đồng, hiện không có tiền mua cá, nên phải hoạt động cầm chừng, có nguy cơ chờ phá sản.

“Nổi bật” vẫn là Công ty cổ phần Thủy sản Bình An, nợ ngân hàng và người nuôi cá hàng ngàn tỷ đồng đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Hiện nay, Công ty Bình An đã hoạt động trở lại, nhưng công suất chế biến đã giảm rất nhiều. Theo thống kê, trung bình các nhà máy chế biến thủy sản ở Cần Thơ có công suất tối thiểu là 1.200 tấn cá/ngày, nhưng hiện hầu hết công ty hoạt động với công suất chỉ 400 tấn/ngày.

Tại An Giang, nơi có đến 21 nhà máy chế biến cá tra, thuộc loại lớn ở ĐBSCL cũng đang rơi vào cảnh “thoi thóp”. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, nhiều nhà máy đã phải sa thải công nhân hàng loạt, một số nhà máy giảm công suất thê thảm, thậm chí ngưng hoạt động do làm ăn không hiệu quả. Ông Lê Chí Bình- Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang cho biết: “Hiện nay, các DN thủy sản ở An Giang gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó có tới 70% DN có nguy cơ đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng”.

Còn tại Đồng Tháp, theo UBND tỉnh này, tính đến thời điểm này đã có tới 160 DN “đóng cửa”, trong đó có tới 62 DN chính thức giải thể. Khảo sát của chúng tôi cho thấy, rất nhiều DN dù vẫn duy trì hoạt động, nhưng công suất chỉ còn 30%, thậm chí còn 10%. Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với nhiều nhà máy chế biến tôm và cá xuất khẩu ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… Đơn cử như, cuối năm 2011, DN tư nhân Vạn Hưng (chuyên chế biến thủy sản ở thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đóng cửa và không khả năng thanh toán tiền mua nguyên liệu cho người nuôi buộc phải kéo nhau ra tòa.

Cùng với Vạn Hưng, một DN thủy sản ở Bạc Liêu vừa bị các ngân hàng siết nợ hàng trăm tỷ đồng. Nguyên nhân do công ty làm ăn thua lỗ, nhiều lô tôm xuất khẩu bị đối tác phát hiện nhiễm kháng sinh vượt quy định, bị trả về. Nợ càng ngày phình ra buộc phải tạm ngừng hoạt động. Chưa hết, nhiều đại gia thủy sản khác ở các tỉnh này cũng đang lâm nợ “khủng” đến hàng trăm tỷ đồng, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng, có khả năng “vỡ” bất cứ lúc nào.

Người lao động mất việc

Việc hàng loạt các DN chế biến, xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL phá sản đã kéo theo hệ lụy hàng nghìn công nhân bị mất việc làm. Chỉ tính riêng Khu công nghiệp Trà Nóc 2, ước tính có vài nghìn công nhân mất việc làm phải về quê để làm thuê, làm mướn kiếm sống.

Cả 2 vợ chồng anh Đỗ Văn Dự và Trần Thị Thảo vừa bị mất việc làm, nên đã dắt nhau trở về quê (phường Phước Thới, quận Ô Môn) để làm ruộng. Anh Dự cho biết: “Khi 2 vợ chồng làm công nhân, mỗi tháng tiền lương, tăng ca cũng kiếm từ 6-7 triệu đồng, đủ xoay xở tiền trọ, tiền ăn uống. Từ ngày công ty bị phá sản, không có việc làm bắt buộc phải về quê để tìm kế sinh nhai”.

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), rất nhiều nhà máy chế biến tôm xuất khẩu chỉ còn chạy 10- 30% công suất. Dù đã nghỉ việc hơn 1 tháng, nhưng anh Dự vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp thôi việc, vì công ty đang gặp khó khăn, không có tiền trả cho công nhân.

Công ty cổ phần Docifish (chuyên sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu tại Khu công nghiệp Sa Đéc, Đồng Tháp) đã tạm ngừng hoạt động, công ty đã phải giải quyết chế độ cho hơn 400 công nhân nghỉ việc. Ngoài ra, rất nhiều công ty hoạt động cầm chừng, lương công nhân cũng chẳng được bao nhiêu.

Anh Lê Văn Tiến làm công nhân ở Công ty cổ phần Thủy sản P.Đ (Khu công nghiệp Trà Nóc 2, TP. Cần Thơ) hơn 5 năm nay. Lúc mới vào làm lương của anh khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mấy tháng nay do công ty làm ăn thua lỗ, hoạt động cầm chừng nên lương giảm xuống còn 1,5 triệu đồng, nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí còn không đủ ăn.

 

Báo Xã Luận
Đăng ngày 16/05/2012
Chế biến

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 16:24 30/04/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 16:24 30/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 16:24 30/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 16:24 30/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 16:24 30/04/2024