Giám sát nồng độ oxy và nhiệt độ ao nuôi tôm bằng điện thoại di động

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) An Giang đang thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng hệ thống giám sát nồng độ oxy và nhiệt độ trong ao nuôi tôm bằng điện thoại di động tại xã Phú Thuận (Thoại Sơn). Hệ thống này có thể ứng dụng để giám sát chất lượng nước ao cá, bè cá... Địa điểm thực hiện tại ao nuôi tôm của ông Nguyễn Bá Thạnh, với diện tích 4.000 m2.

he thong giam sat
Hệ thống giám sát nồng độ oxy và nhiệt độ trong ao nuôi tôm

Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN An Giang Trần Phú Vinh cho biết: “Mục tiêu của đề tài nhằm lắp đặt hệ thống giám sát nồng độ oxy và nhiệt độ trong ao nuôi tôm bằng điện thoại di động thông qua cảm biến. Tạo ra mô hình sản xuất có năng suất cao hơn dựa vào hệ thống giám sát nồng độ oxy hòa tan và nhiệt độ”.

Hiện tại, hệ thống giám sát được lắp đặt 50 ngày thả nuôi tôm, bắt đầu từ ngày 25-4 đến 15-6-2016. Mật độ thả nuôi: Thả tôm giống 30con/m2, với diện tích 4.000m2 (số lượng tôm 120.000 con). Nguồn giống tôm càng xanh do hộ nuôi tự sản xuất, thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi là thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống. Hiện tại, tôm thả nuôi được 50 ngày tuổi, tôm đang trong giai đoạn phát triển tốt. Điểm thu mẫu nước giám sát được đặt tại 2 vị trí (1 điểm giữa ao và 1 điểm bờ ao). Hệ thống giám sát chất lượng nước gồm hệ thống đo lấy mẫu nước từ ao tôm nhờ hệ thống điều khiển máy bơm và các van chọn vị trí đo và phần mềm giám sát trên điện thoại di động. Sau đó, nước được bơm vào 1 bồn đo có đặt 2 cảm biến: 1 cảm biến đo nhiệt độ, 1 cảm biến đo nồng độ oxy (DO).

Bộ điều khiển hệ thống đo (PLC) sẽ đọc và xử lý tín hiệu và gửi giá trị nhiệt độ, nồng độ oxy, thời gian đo và vị trí điểm đo lên điện thoại di động thông qua phầm mềm chuyên dụng được cài đặt trên điện thoại, cho phép người sử dụng giám sát giá trị nhiệt độ và oxy của ao nuôi trực tuyến. Khi hệ thống giám sát chất lượng nước đo giá trị nhiệt độ và nồng độ oxy nằm ngoài ngưỡng cho phép đã cài đặt sẵn thì hệ thống sẽ tự động: Cảnh báo bằng hệ thống đèn báo động, còi báo động ngay tại ao tôm, giúp người nuôi tại ao tôm có thể xử lý kịp thời như quạt nước cung cấp oxy… Cảnh báo từ xa thông qua điện thoại di động: Phần mềm trên điện thoại di động sẽ tự động phát loa thông báo, gửi tin nhắn thông báo cho người nuôi, để có thể giám sát và xử lý tình huống ở bất cứ nơi đâu. Hệ thống giám sát chất lượng nước được cài đặt các giá trị: Nhiệt độ cao nhất 300C, nhiệt độ thấp nhất 280C; nồng độ oxy cao nhất 6 mg/L, nồng độ oxy thấp nhất 3 mg/L; tự động xử lý khi các giá trị vượt ngưỡng: Báo còi hú liên tiếp và gửi tin nhắn vào điện thoại thông báo cho người sử dụng.

Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN An Giang Trần Phú Vinh nhận xét: “Kết quả bước đầu sau hơn một tháng giám sát chất lượng nước ao nuôi tôm của hộ ông Nguyễn Bá Thạnh: Nhiệt độ nước ao nuôi có sự chênh lệnh giữa ngày và đêm dao động trong khoảng 28,9 đến 330C. Nhiệt độ thấp nhất rơi vào khoảng 4 đến 8 giờ sáng, cao nhất rơi vào khoảng 12 đến 17 giờ. Khi nhiệt độ cao hơn 300C hoặc thấp hơn 280C, hệ thống sẽ hú còi và gởi tin nhắn đến điện thoại của chủ hộ. Từ đó, chủ hộ có biện pháp xử lý phù hợp. Oxy nước ao nuôi cũng có sự chênh lệnh giữa ngày và đêm dao động trong khoảng 2,6mg/L đến 8,7mg/L. Oxy thấp nhất rơi vào khoảng 4 đến 7 giờ sáng, cao nhất rơi vào khoảng 13 đến 15 giờ. Khi oxy cao hơn 6mg/L hoặc thấp hơn 3mg/L, hệ thống sẽ hú còi và gởi tin nhắn đến điện thoại của chủ hộ. Từ đó, chủ hộ cho vận hành quạt nước để cung cấp oxy cho ao nuôi trong trường hợp oxy xuống thấp hơn 3mg/L có thể làm chết tôm nhằm tránh thiệt hại trong quá trình nuôi”.

Đến cuối tháng 9-2016, sẽ tiến hành thu hoạch tôm và đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống một cách toàn diện hơn. Qua đó, có thể áp dụng vào thực tiễn và nhân rộng, góp phần đưa tiến bộ khoa học vào ao tôm.

Báo An Giang, 20/06/2016
Đăng ngày 21/06/2016
Hạnh Châu
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn, thắng ngay vụ đầu

Tiên phong chuyển từ nuôi tôm theo cách truyền thống sang nuôi thâm canh 3 giai đoạn, anh Nguyễn Trung Trọng (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thắng ngay vụ đầu.

Ao tôm
• 11:59 08/06/2023

Bình Định: Nông dân tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư.

Nông dân
• 11:02 07/06/2023

Nên nuôi tôm công nghệ cao hay nuôi tôm bền vững?

Những năm qua, con tôm Việt Nam đã và đang khẳng định được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu ra thế giới.

Ao nuôi
• 11:05 06/06/2023

Khó khăn mà ngành khai thác thủy sản Việt Nam đang đối mặt

Với địa hình phần lớn giáp biển, nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nghề khai thác thủy sản. Tuy nhiên, trong vòng vài năm trở lại đây, lĩnh vực này gặp vô số khó khăn như: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, thiếu nguồn lao động, phương tiện đánh bắt chưa đảm bảo,...

Khai thác thủy sản
• 10:09 05/06/2023

Tìm kiếm đối tác kinh doanh trong ngành thức ăn chăn nuôi? Đăng ký Vietstock ngay!

Đối tác kinh doanh có thể giúp chia sẻ trách nhiệm, cung cấp những hiểu biết vô giá và hỗ trợ bạn trong suốt hành trình phát triển. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đối tác phù hợp nói dễ hơn làm, giữa thế giới rộng lớn ngoài kia, thật khó để tìm được người bạn đồng hành phù hợp. Hãy để VIETSTOCK là cầu nối giúp bạn!

Công nghệ mới
• 04:15 09/06/2023

Thông tin mới vụ ném thuốc trừ sâu xuống hồ nuôi tôm để trả thù tình địch

Nghi vợ cũ quan hệ với quản lý hồ tôm, bị can đã ném thuốc trừ sâu làm chết 11,3 tấn tôm trị giá hơn 1,6 tỷ đồng.

Ao tôm
• 04:15 09/06/2023

Đồng Nai: Tồn đọng 1.000 tấn cá nước ngọt, nông dân thấp thỏm lo

Giao mùa, thời tiết nắng nóng gay gắt rồi xuất hiện nhiều đợt mưa to là một trong những nguyên nhân khiến nhiều hộ nuôi cá nước ngọt trong lồng bè tại phường Hiệp Hòa (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đang xảy ra tình trạng cá chết.

Nuôi cá lồng bè
• 04:15 09/06/2023

Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn, thắng ngay vụ đầu

Tiên phong chuyển từ nuôi tôm theo cách truyền thống sang nuôi thâm canh 3 giai đoạn, anh Nguyễn Trung Trọng (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thắng ngay vụ đầu.

Ao tôm
• 04:15 09/06/2023

Trà Ổ, Tiếng gọi yêu thương

Tôi vẫn nhớ như in lần đầu tiên đến với đầm Trà Ổ. Đó là một ngày mát trời, đoàn công tác chúng tôi có mặt tại trụ sở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ để tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ.

Đầm Trà Ổ
• 04:15 09/06/2023