Hiện tượng 1.100 ha ngao chết rải rác tại Ninh Bình không phải do dịch bệnh

Từ cuối tháng 11/2016 đến đầu tháng 1/2017, tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình xảy ra hiện tượng ngao chết rải rác trên diện tích 1.100 ha. Qua kiểm tra cho thấy, tỷ lệ ngao chết nhiều tập trung ở khu vực Cồn Nổi, huyện Kim Sơn và những nơi người dân thả giống ngao dày. Đối tượng ngao chết chủ yếu là ngao thịt (có kích cỡ từ 60 - 70con/kg).

hiện tượng ngao chết
Hiện tượng ngao chết được Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc xác định không phải do dịch bệnh. Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN

Trước tình hình trên, Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc đã triển khai đợt quan trắc đột xuất tại vùng nuôi ngao tập trung huyện Kim Sơn, kết quả nguyên nhân khiến ngao chết rải rác không phải do dịch bệnh; không phát hiện thấy mối liên hệ giữa yếu tố môi trường nước nuôi cơ bản, yếu tố độc tố hóa học từ các mẫu phân tích. 

Theo Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc, để có kết quả nhận định chính xác về ảnh hưởng của các yếu tố này địa phương cần tham khảo, phân tích thêm các kết quả phân tích từ các đơn vị chuyên môn khác, đặc biệt là các kết quả phân tích mẫu được thu vào những thời điểm ngay khi ngao nuôi có hiện tượng chết, vì nước biển lên xuống theo thủy triều nên các mẫu thu càng muộn so với thời điểm ngao chết thì các yếu tố bất thường có thể đã bị hòa tan vào nước biển.

Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Bình Vũ Minh Hoàng cho biết, thời gian qua tình hình thời tiết diễn biến phức tạp làm cho các chỉ số môi trường vùng nuôi thường biến động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của đối tượng ngao thương phẩm. Qua kiểm tra cho thấy, ngao lớn chậm, ruột bé, ít thức ăn, ngao yếu, đặc biệt xuất hiện hiện tượng ngao chết rải rác tại vùng nuôi.

Chi cục thủy sản tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Phòng nông nghiệp huyện Kim Sơn cử cán bộ kỹ thuật tích cực bám sát địa bàn, thu mẫu môi trường, phân tích, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu và cảnh báo môi trường vùng nuôi, đưa ra các khuyến cáo cho người dân. Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản Ninh Bình phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nuôi thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, công tác chăm sóc quản lý diện tích nuôi ngao thương phẩm, thông báo tình hình thời tiết khí hậu, môi trường vùng nuôi tới các hộ nuôi để bà con nắm bắt được và có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời.

Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Bình đề nghị các hộ thu gom xác ngao chết gọn gàng, tăng cường sục bãi nuôi, san ngao đều ra bãi, nuôi ngao với mật độ vừa phải. Nếu mật độ ngao còn quá thấp thì nên dồn gọn ngao lại diện tích nhỏ hơn, diện tích còn lại cải tạo kỹ trước khi thả giống và kiểm tra chất lượng, nguồn giống trước khi thả nuôi.

Trong những năm gần đây, hoạt động nuôi ngao thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn đang có chiều hướng phát triển mạnh. Diện tích nuôi ngao thương phẩm toàn vùng ngày càng được mở rộng. Diện tích nuôi thả ngao thương phẩm toàn vùng là 1.100 ha, được phân chia thành hai khu vực nuôi chính gồm khu vực Cồn Nổi và khu vực phía trong Lạch Nghẽn.

Báo Tin Tức, 26/01/2017
Đăng ngày 27/01/2017
Hải Yến (TTXVN)
Dịch bệnh

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:57 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 12:57 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 12:57 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 12:57 26/04/2024

Ức chế vi khuẩn gây hại bằng axit hữu cơ

Một giải phải để hỗ trợ loại bỏ kháng sinh trong việc phòng bệnh cho vật nuôi chính là sử dụng axit hữu cơ cho nuôi trồng thủy sản hiện nay. Vậy các lợi ích mà axit hữu cơ mang lại chính là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Đĩa khuẩn
• 12:57 26/04/2024