Kỳ diệu sinh vật "đông lạnh, đun sôi" không chết

Gấu nước, loài sinh vật tí hon là loài ‘sống dai’ nhất hành tinh bởi có thể tồn tại trong điều kiện đông lạnh, đun sôi hay môi trường không gian đầy khắc nghiệt.

gấu nước
Gấu nước, sinh vật có khả năng sống ngoài không gian.

Trước đây, người ta thường nghe nói đến khả năng sống dai của loài gián, với sức chịu đựng trong môi trường nhiễm xạ của một vụ nổ hạt nhân. Tuy nhiên, loài gấu nước lộ diện nhanh chóng biến kì tích của loài gián trở nên nhỏ bé. Hiện tại, gấu nước đang được mệnh danh là loài bất khả chiến bại nhờ khả năng sống gần như hoàn hảo cùng tuổi thọ lên tới 200 năm.

Loài gấu nước có tên khoa học là Tardigrades, với thân mình phân đốt và có 4 cặp chân. Điều khiến gấu nước nhận được sự chú ý vượt trội là bởi khả năng tồn tại tốt trong những môi trường khắc nghiệt nhất, vốn nằm ngoài sự tưởng tượng của con người.

Biên độ giới hạn chịu nhiệt của gấu nước có thể lên tới hàng trăm độ, giúp nó sống được trong nước sôi hay thậm chí là băng giá. Nó cũng có thể tồn tại ở những nơi có áp lực lớn, bao gồm các rãnh sâu nhất dưới đáy đại dương. Môi trường chân không bên ngoài khí quyển trái đất cũng không giết nổi loài động vật nhỏ bé kì dị này.

Thậm chí, nó còn có thể tồn tại tốt trước bức xạ mặt trời hay bức xạ gamma ở mức cao, gấp hàng trăm lần giới hạn đủ giết chết một người. Ngoài ra, chúng có thể tồn tại trong khoảng thời gian 10 năm mà không cần tới thức ăn, nước uống. Trong khi đó, chỉ với 3% lượng nước thông thường cũng giúp chúng thực hiện tốt việc sinh sản.

Những cá thể gấu nước bình thường chỉ dài 1mm khi phát triển đầy đủ. Thân hình tròn và phân đốt với 8 chân khiến chúng ta liên tưởng gấu nước với các loài sâu. Gấu nước di chuyển hoàn toàn dựa vào 4 cặp chân nằm dưới bụng. Phần đầu mỗi chân gấu nước đều có các móng vuốt siêu nhỏ, đảm bảo cho nó bám chắc trong quá trình di chuyển.

Môi trường sinh sống lí tưởng nhất của loài gấu nước là trong các bụi rêu và địa y, vốn vô cùng nghèo nàn chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của loài động vật kỳ lạ này.

Trên thực tế, gấu nước được phát hiện từ năm 1773 bởi Johann August Ephraim Goeze. Kể từ năm 1778 tới nay, có tới 500 loài gấu nước khác nhau đã được tìm thấy và ghi nhận. Khi phát hiện ra sinh vật kì lạ, Johann August Ephraim Goeze đã đặt tên nó là Wasserbär, theo tiếng Đức nghĩa là “gấu nước bé nhỏ”. Sở dĩ, nó được đặt như vậy bởi dáng đi của loài vật này khiến người ta liên tưởng tới hình ảnh một con gấu.

Con gấu nước lớn nhất được ghi nhận có chiều dài cơ thể đạt 1,5mm trong khi số khác chỉ đạt mức trung bình 1mm. Những con gấu nước con mới nở chỉ có chiều dài cơ thể tương đương 0,05mm. Gấu nước được phát hiện ở khắp nơi trên thế giới, bao gồm đỉnh Himalaya tới những đáy biển sâu tới 4km hay ở 2 đầu cực của trái đất.

Ngoài các môi trường lý tưởng là địa y và rêu, gấu nước còn có khả năng sống và phát triển hoàn hảo tại các đụn cát, bãi biển, đất, nước ngọt trong các hồ chứa ngầm. Nếu đúng môi trường sống của gấu nước, có thể tìm thấy 25.000 cá thể loài vật này trên mỗi lít. Trong khi đó, để tìm gấu nước trong các mảng rêu hay địa y, chỉ cần ngâm chúng vào trong nước tinh khiết để kéo gấu nước ra ngoài.

Ngoài khả năng tồn tại ở những môi trường mà các loài động vật khác đều phải chào thua, gấu nước còn được đưa lên không gian, nơi chúng được thử sức trong môi trường chân không. Vượt qua thí nghiệm năm 2007, gấu nước chính thức được công nhận là loài sinh vật sống dai nhất hành tinh với khả năng sống trong môi trường không gian.

Kiến thức
Đăng ngày 22/02/2013
Khoa học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 07:33 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 07:33 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 07:33 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 07:33 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 07:33 25/04/2024