Ngư dân Quảng Trị quyết tâm vươn khơi bám biển

Việc Trung Quốc công bố thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá bất hợp pháp ở Biển Đông không làm ngư dân Quảng Trị nao núng.

vươn khơi bám biển

Trước việc Trung Quốc lại công bố thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá bất hợp pháp ở Biển Đông trong thời gian từ 16/5 đến 1/8/2015, ngư dân Quảng Trị không nao núng, quyết tâm bám biển, giữ vững ngư trường truyền thống của cha ông.

Sau chuyến biển dài ngày, tàu cá của ông Võ Hồng Thanh, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh vừa cập cảng Cửa Việt. Là người chuyên đánh bắt cá ở ngư trường xa nên ông Thanh thường xuyên theo dõi tình hình biển Đông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Khi nghe tin Trung Quốc thông báo cấm đánh bắt cá ở vùng biển Hoàng Sa, vịnh Bắc Bộ- nơi ông và nhiều ngư dân Quảng Trị thường xuyên hành nghề, ông Thanh nói: “Trung Quốc ra lệnh cấm biển là điều quá vô lí, vì đây là ngư trường truyền thống của ông cha ta từ ngày xưa để lại. Trung Quốc ra lệnh cấm biển làm ảnh hưởng đến khai thác của nghiệp đoàn nghề cá bà con Quảng Trị nói riêng và ngư dân miền Trung nói chung.” 

Trước thông báo của phía Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên biển Đông, trong đó có vùng biển Hoàng Sa, vịnh Bắc Bộ và cấp phép cho tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam, ngư dân tỉnh Quảng Trị rất bức xúc.

Theo ngư dân, hiện nay phía Trung Quốc có nhiều hành động xua đuổi, gây sức ép với ngư dân Việt Nam tại khu vực cấm đánh bắt. Dù vậy, ngư dân tỉnh Quảng Trị vẫn động viên nhau, bám biển vươn khơi, giữ vững ngư trường, giữ vững chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Ông Hồ Văn Bé, ở khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị khẳng định, sau chuyến biển này thì về anh em nghỉ vài ngày, chúng tôi cũng sẽ quyết tâm đi tới vùng biển đó. “Nếu họ có xua đuổi chúng tôi cũng bám ngư trường, không dừng bước để giữ biển đảo tổ quốc,” ông chia sẻ.

Quyết tâm vươn khơi trên vùng biển Việt Nam, ngư dân Quảng Trị nâng cao tinh thần đoàn kết tổ, đội sản xuất, hỗ trợ nhau trên biển, khẳng định chủ quyền biển đảo./.

VOV, 28/05/2015
Đăng ngày 29/05/2015
CTV Nguyên Bảo/VOV - miền Trung
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 05:37 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 05:37 29/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 05:37 29/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 05:37 29/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 05:37 29/04/2024