Thanh Hoá: Ngao "lao" theo lũ

Hàng chục hộ nuôi ngao ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) như ngồi trên đống lửa trước cảnh ngao chết hàng loạt, "cuốn trôi" ra biển hàng tỷ đồng...

Người dân xã Đa Lộc nhặt những con ngao sống còn sót lại
Người dân xã Đa Lộc nhặt những con ngao sống còn sót lại

Theo phản ánh của người dân, hằng ngày họ phải vớt ít nhất cả chục tạ ngao chết. Khi chúng tôi xuống bãi nuôi, mùi hôi tanh từ đầm ngao bốc lên nồng nặc. Anh Đặng Cường Diện ở thôn Yên Đông cho biết, nhà anh có hơn 2 ha nuôi ngao, mỗi vụ đầu tư vài trăm triệu… nhưng vụ này gần như mất trắng. Cách đây khoảng một tháng, sau trận lũ, khi nước rút đã thấy ngao trong đầm có hiện tượng chết hàng loạt. Những ngày sau số ngao chết một nhiều hơn. Anh sang các bãi khác xem cũng thấy tương tự.

"Với diện tích này mọi năm gia đình tôi thu cả trăm triệu đồng. Năm nay chỉ sau cơn lũ, ngao "thi nhau" chết khiến chúng tôi đứt từng khúc ruột”, anh Diện buồn rầu.

Cách bãi ngao nhà anh Diện không xa, anh Vũ Văn Ngự cùng đứa con trai đang cặm cụi nhặt từng con ngao chết lên thuyền mang lên bờ để đổ. Theo anh Ngự, từ đầu tháng đến nay anh không nhớ phải nhặt bao nhiêu xác ngao đổ lên bờ. Mỗi ngày ngao lại chết nhiều hơn.

Bãi nuôi này rộng hơn 4 ha đang trong vụ thu hoạch. Từ khi nước lũ về, ngao bị nước ngọt, lợ tràn vào kéo theo một lượng bùn lớn vùi lấp bãi làm cho ngao không sống được. Mấy ngày nay anh phải huy động cả chục nhân công vớt ngao chết nhưng vẫn chưa hết. Bởi không dọn sạch sẽ ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến số ngao còn lại.

Đau nhất vẫn là những hộ SX ngao giống như hộ ông Vũ Đức Hịu (thôn Đông Tân) chuyên ương giống bán cho bà con đã mất trắng khoảng 90%. Lứa ngao giống vừa rồi ông chưa kịp bán đã chết gần hết. Ông Hịu nói trong nước mắt: “Với 6 ha nuôi ngao, đến thời điểm này gần như mất hết. Ngày nắng nóng nhất cả đầm ngao cũng chỉ chết lác đác. Vậy mà chỉ sau trận nước lũ làm chúng tôi điêu đứng”.

Ông Vũ Văn Đỉnh, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Lộc cho biết, xã có diện tích nuôi nhuyễn thể tại vùng triều là 430 ha, đến nay người dân đã đầu tư nuôi ngao 320 ha. Nguyên nhân dẫn đến ngao chết hàng loạt là do thời gian sau lũ lượng bùn từ trên thượng nguồn đổ về hạ lưu ra cửa lạch, bồi lấp các bãi nuôi từ 40 - 50 cm khiến ngao ngập bùn chết.

Ông Đỉnh tính toán: 1 ha ngao nuôi phải đổ cát mất 100 triệu đồng; giống 400 triệu; chòi canh, lưới vây, cọc… 50 triệu đồng; công bảo vệ 55 triệu đồng/năm; dầu máy… ước tính sơ bộ chi phí lên đến 600 - 700 triệu. Nếu tính thiệt hại lên tới hàng chục tỷ đồng.

“Trước tình hình trên, chúng tôi đã đề nghị UBND huyện về xem xét để có chính sách hỗ trợ bà con nuôi ngao bị thiệt hại. Vừa rồi huyện về khảo sát và có chính sách giảm 30% tiền thuê đất cho tất cả các hộ nuôi. Riêng các hộ mất trên 50%, sau khi có kết quả xác minh kiểm tra thực tế thì sẽ có chính sách miễn giảm thêm”, ông Đỉnh cho biết.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Toản, Phó phòng Nông nghiệp huyện Hậu Lộc cho biết, ngao là loại nhuyễn thể hai mảnh sống trong môi trường nước mặn. Do ảnh hưởng của lũ, lượng bùn đổ về hạ nguồn và nước lợ tràn xuống nên không tránh khỏi thiệt hại. Bà con cần tuân thủ theo khuyến cáo của kỹ sư Phòng Nông nghiệp để từng bước khắc phục...

Cuối năm 2011, hàng chục héc ta ngao nuôi của các xã Hải Lộc, Minh Lộc, Đa Lộc... huyện Hậu Lộc cũng đã bị chết do môi trường nước ô nhiễm và mật độ nuôi quá dầy.

Nông nghiệp VN
Đăng ngày 25/10/2012
Dịch bệnh

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 07:51 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 07:51 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 07:51 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 07:51 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 07:51 27/04/2024