Tôm chết hàng loạt ở Kỳ Anh: Nghi bị sốc nước do bão

Mấy ngày gần đây, trên địa bàn huyện Kỳ Anh xuất hiện hiện tượng tôm nuôi bị chết, nặng nhất là tại xã Kỳ Xuân. Ngành chuyên môn vừa lấy mẫu để xác định chính xác nguyên nhân, tuy nhiên theo nhận định ban đầu, có thể do một số hồ nuôi hạ tầng bị hư hỏng vì gió bão, nước biển tràn vào làm tôm bị sốc nước.

Tôm chết hàng loạt ở Kỳ Anh: Nghi bị sốc nước do bão
Sau một ngày cật lực thu gom xử lý, lượng tôm chết vẫn còn ứ đọng trong lòng hồ.

Sau hơn 3 tháng thả nuôi thâm canh, một trong những ao nuôi của HTX Nuôi trồng thủy sản (NTTS) Bảo An Phú, xã Kỳ Xuân vào kỳ thu hoạch, với lượng tôm đạt trên 4 tấn, trọng lượng đạt khoảng 60 con/kg. Tuy nhiên, bão số 10 quét qua làm hỏng hệ thống điều tiết nước ở ao nuôi, nước biển tràn vào, khiến toàn bộ số tôm bị chết với tốc độ nhanh.

Đã hơn một ngày tập trung nhân lực, phương tiện trục vớt, xử lý, nhưng HTX Nuôi trồng thủy sản Bảo An Phú vẫn chưa thể thu gom xong số tôm chết. Hàng tấn tôm vào vụ thu hoạch chết nổi tràn khắp mặt ao, trong lòng cống, bốc mùi hôi thối dưới trời nắng nóng.

bệnh trên tôm, bệnh tôm, bệnh do sock nước, tôm chết, nuôi tôm Hà Tĩnh

Một số hồ nuôi khác bắt đầu xuất hiện hiện tượng tôm chết

“Bao nhiêu năm theo nghiệp nuôi tôm, có thành công, cũng có thất bại, nhưng chưa bao giờ tôi thấy tôm bị chết nhanh và bị mất mát như lần này” - ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc HTX NTTS Bảo An Phú buồn bã. Theo ông Đồng, các ao nuôi còn lại cũng đã xuất hiện hiện tượng tôm chết rải rác.

Không chỉ ở Kỳ Xuân, hiện tượng tôm chết đã xuất hiện rải rác ở nhiều địa phương khác của huyện Kỳ Anh như: Kỳ Thư, Kỳ Hải, Kỳ Thọ, Kỳ Khang… Theo ông Lê Văn Trọng - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh, hiện tượng này chưa từng xảy ra trên địa bàn. Vì vậy, mặc dù bước đầu xác định là do tôm sốc nước biển, nhưng huyện vẫn tích cực điều tra nguyên nhân, khoanh vùng dập dịch và tập trung xử lý môi trường, phòng tránh dịch lây lan trên diện rộng.

bệnh trên tôm, bệnh tôm, bệnh do sock nước, tôm chết, nuôi tôm Hà Tĩnh

Cán bộ ngành chuyên môn lấy mẫu tôm xét nghiệm để xác định nguyên nhân

Nhận được thông tin, lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh đã có mặt kịp thời để tiến hành khảo sát, lấy mẫu xét nghiệm để sớm xác định nguyên nhân.

Bà Đặng Thị Thu Hoàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh:

Đơn vị đang khẩn trương phân tích mẫu bệnh phẩm để xác định nguyên nhân, tuy nhiên nhận định ban đầu có thể do nước biển tràn vào ao nuôi, gây nên sự biến động các yếu tố môi trường đột ngột, dẫn đến tôm chết hàng loạt.

Trong lúc chờ kết quả phân tích, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh khuyến cáo địa phương và người nuôi tôm cần tập trung cao cho việc chăm sóc các ao nuôi chưa có dấu hiệu tôm chết. Ngoài ra, cần quản lý chặt chẽ các yếu tố về môi trường như: thu gom và chôn lấp tôm chết đúng quy trình; làm sạch đáy ao nuôi; sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý hệ thống ao nuôi theo hướng dẫn của ngành chức năng.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 20/09/2017
Vũ Dũng
Dịch bệnh

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 12:06 22/09/2023

Ký sinh trùng, nấm và những tác hại gây ra trên cá nước ngọt nuôi thâm canh

Các loài cá nước ngọt bản địa như cá rô đồng, cá lóc, sặc rằn, cá tra…được nuôi nhiều tại các tỉnh Miền tây như Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh hay các tỉnh Miền Đông như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước…

Cá lóc
• 15:28 28/08/2023

Các bệnh thường gặp trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer), là loài có giá trị kinh tế quan trọng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Úc, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan.

Cá chẽm
• 10:30 24/08/2023

Ảnh hưởng của vi bào tử trùng EHP lên tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, tình hình nhiễm vi bào tử trùng EHP trên tôm nước lợ ở một số vùng nuôi của tỉnh Kiên Giang đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh do vi bào tử trùng EHP không gây chết hàng loạt và có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế đối với nghề nuôi tôm vì mức độ phân cỡ và tiêu tốn nhiều thức ăn.

Tôm thẻ
• 12:18 22/08/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 15:08 28/09/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 15:08 28/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 15:08 28/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 15:08 28/09/2023

Điểm qua một số loại tôm phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tôm được bày bán. Điều này tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Song, cũng gây không ít khó khăn cho nhiều người trong việc phân biệt điểm giống, khác giữa một “rừng tôm” như thế.

Loài tôm
• 15:08 28/09/2023