Tuy Phong: Khai thác hải sản bền vững nhờ liên kết chuỗi

2 năm qua (2016 – 2018), giá trị sản xuất ngành thủy sản của Tuy Phong đạt 3.092 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 12,53%. Qua đó cho thấy ngành thủy sản của huyện có bước phát triển khá cũng như sự đầu tư của địa phương từ dịch vụ hậu cần nghề cá đến nuôi trồng, chế biến hải sản…

Tuy Phong: Khai thác hải sản bền vững nhờ liên kết chuỗi
Phân loại thủy sản.

Liên kết chuỗi sản phẩm

Thị trấn Liên Hương có 4 cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mực được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, Liên Hương có hơn 100 tàu, thuyền thúng lắp động cơ có công suất từ 20-90CV làm nghề khai thác mực, đánh bắt ở vùng biển ven bờ và tuyến lộng. Năm 2017, Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện triển khai mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mực ống tại Liên Hương. Đây là mô hình điểm liên kết chuỗi giữa ngư dân làm các nghề khai thác mực (nghề bẫy bóng mực, chụp mực, câu mực) với doanh nghiệp thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mực trong nước và xuất khẩu tại thị trấn Liên Hương. Đồng thời, giúp ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất.

Toàn huyện có 1.488 thuyền với tổng công suất 202.617 CV. Trong đó, tàu thuyền khai thác xa bờ có công suất từ 90CV trở lên tiếp tục tăng nhanh. Năm 2018, tăng 43 thuyền so cuối năm 2017, nâng tổng số tàu thuyền toàn huyện là 639 thuyền/168.808 CV.

Năm nay, mô hình tiếp tục duy trì, các doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua với các tàu cá đã thu mua mực của hơn 40 tàu cá với sản lượng 50 tấn mực. Ngoài ra, ngư dân được tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất, tính đến cuối tháng 10/2018, có 278 hộ làm nghề khai thác hải sản có công suất lớn ở các xã, thị trấn Liên Hương, Chí Công, Phước Thể, Phan Rí Cửa, Hòa Phú được vay vốn theo Nghị định 55 của Chính phủ với số tiền hơn 33,4 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ vay 120 triệu đồng. Nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân được tiếp cận với nguồn vốn đóng mới và nâng cấp tàu cá khi có nhu cầu, giúp ngư dân yên tâm bám biển.

Khai thác gắn bảo vệ

Đầu năm nay, Tuy Phong có 2 tàu được đóng mới theo Nghị định 67 với tổng công suất 1.373 CV đã hạ thủy đi vào hoạt động, đem lại hiệu quả kinh tế. Đây là hai tàu chuyển đổi thành công từ nghề giã cào sang tàu vỏ thép có công suất lớn, nâng tổng số tàu thuyền đánh bắt vùng biển xa lên 18/21 hộ. Các tàu đánh bắt vùng biển xa ở Tuy Phong luôn chấp hành quy định của Nhà nước, không xâm phạm lãnh hải các nước trong khu vực. Năng lực tàu thuyền phát triển theo hướng giảm thuyền nghề khai thác hải sản mang tính tận diệt, tăng thuyền nghề công suất trên 400CV với các nghề phù hợp như vây rút chì, lưới rê, mành chụp, khai thác tuyến khơi...

Việc thực hiện những chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản được quan tâm đã tạo bước đột phá trong việc xây dựng đội tàu cá công suất lớn bằng vật liệu mới, được trang bị hiện đại, công suất lớn để khai thác được dài ngày trên biển, an toàn và hiệu quả hơn, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của ngư dân, từ nhỏ lẻ sang “làm ăn lớn”. Cùng với đó, ngành nông nghiệp huyện thường xuyên phối hợp UBND các xã, thị trấn vùng biển rà soát, thống kê thuyền giã cào bay, tăng cường kiểm tra xuất bến trong thời gian cấm. Ngăn chặn, xử lý kịp thời thuyền giã cào ngoài tỉnh, giã cào bay hoạt động sai tuyến gây bức xúc. Qua đó, đã xử lý 118 trường hợp vi phạm, giảm 19 trường hợp so cùng kỳ, trong đó có 26 trường hợp giã cào.  

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 15/12/2018
Thanh Duyên
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 02:45 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 02:45 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 02:45 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 02:45 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 02:45 20/04/2024