Vị thuốc từ cá mè

Cá mè còn có tên khác là : liên ngư, bạch cước liên, phường ngư. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả.

ca me
Cá mè

Cá mè còn có tên khác là : liên ngư, bạch cước liên, phường ngư. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả.

Bộ phận dùng: Thịt, mỡ và mật cá. Thịt cá có nhiều protid; mỡ cá có nhiều acid béo không no; mật cá chứa sterol tương tự như mật cá trắm và cá chép.

Theo y học cổ truyền cá mè vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị. Trong sách thuốc cổ có ghi: Thịt cá mè trắng có tác dụng khai vị, hạ khí, điều hoà ngũ tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư hàn, ăn kém, đau bụng, đầy bụng, da thô ráp, tróc da và da khô. Người cao tuổi dùng cá mè thường xuyên chống được đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, hen suyễn.

Dưới đây là một số món ăn bài thuốc có cá mè để bạn đọc tham khảo và áp dụng:

+ Cá mè tươi 300g, khởi tử 30g. Cá mè làm sạch, bỏ đầu và xương, thái lát mỏng; nấu kỹ với khởi tử. Trước khi ăn có thể thêm giá đỗ xanh, gừng, rau mùi, rau cần, hành, muối, hồ tiêu; đun chín. Ăn trong ngày. Dùng cho người suy nhược, sốt, chán ăn.

+ Canh cá mè hạt mướp: Cá mè 1 con, hạt mướp 30g, nghệ vàng 10g. Nấu ở dạng canh, mỗi ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp huyết hư sau đẻ và thiếu sữa.

+ Canh cá mè gừng tươi: Cá mè 1 con, gừng tươi 18 - 30g. Cá mè làm sạch; gừng tươi 1 củ, cạo vỏ, đập giập nhưng vẫn còn cả thân củ; thêm hồ tiêu, hành tươi, gia vị nấu ở dạng canh cá. Cho ăn liên tục đợt 5 - 7 ngày. Dùng cho các trường hợp tỳ vị dương hư, hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đầy ợ hơi, sợ lạnh, ho suyễn, nôn ói.

+ Cá mè hầm đậu đỏ: Cá mè 1 con, đậu đỏ hạt 30g. Cá mè làm sạch, cho vào nồi hầm nhừ với đậu đỏ, thêm gia vị thích hợp. Đợt dùng 5 - 7 ngày. Dùng cho các bệnh nhân phù nề, tiểu tiện ít.

+ Đầu cá mè hầm thiên ma: Đầu cá mè 1 khúc, thiên ma 15g. Cho đầu cá, thiên ma, thêm muối gia vị và nước với số lượng thích hợp, hầm nhừ. Cho ăn một đợt 5 - 7 ngày. Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt (huyễn vững), mỏi mệt tay chân.

+ Mỡ cá mè có nhiều ở phần bụng cá, rán lấy mỡ, dùng chữa bỏng.

Kiêng kỵ: Cá mè tính chất ôn nhiệt, ăn nhiều sinh nội nhiệt khát nước loét miệng; vì vậy các trường hợp dương thịnh, nội nhiệt táo bón, lở ngứa, mụn nhọt không nên ăn. Không nên ăn gỏi cá mè hoặc ăn cá chưa nấu chín, do cá thường mang ấu trùng sán lá gan.

Sức khỏe đời sống, 22/11/2015
Đăng ngày 23/11/2015
TS. Nguyễn Đức Quang
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 21:30 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 21:30 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 21:30 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 21:30 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 21:30 18/11/2024
Some text some message..