Xuất khẩu thủy sản ước đạt 441.500 tấn trong Quý I

Xuất khẩu thủy sản ước đạt 441.500 tấn, trị giá 1,67 tỷ USD, tăng 8,73% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Xuất khẩu thủy sản ước đạt 441.500 tấn trong Quý I
Chế biến cá ngừ xuất khẩu. Ảnh: Báo Thanh Niên

Bộ NN&PTNT ước tính, tháng 3/2018 lượng thủy sản xuất khẩu đạt 158.000 tấn, trị giá 600 triệu USD, tương đương với tháng 3/2017. Quý I/2018, xuất khẩu thủy sản ước đạt 441.500 tấn, trị giá 1,67 tỷ USD, tăng 8,73% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Còn theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, 2 tháng năm 2018, cá tra, basa là chủng loại thủy sản có lượng xuất khẩu đạt cao nhất với 110.900 tấn, trị giá 257,1 triệu USD, giảm 6,1% về lượng, nhưng vẫn tăng 13,2% về trị giá nhờ giá xuất khẩu tăng.

Giá xuất khẩu cá tra, cá basa trung bình 2 tháng đầu năm 2018 ở mức 2.319 USD/tấn, tăng 23,6% so với mức giá xuất khẩu trung bình cùng kỳ năm trước. Tôm các loại là chủng loại có lượng xuất khẩu cao thứ 2, nhưng là chủng loại có kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất.

2 tháng đầu năm 2018, lượng tôm các loại xuất khẩu đạt 46.000 tấn, trị giá 429,1 triệu USD, tăng 20,6% về lượng và tăng 14,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu tôm trung bình 2 tháng đầu năm 2018 ở mức 9.334 USD/tấn, giảm 5,1% so với mức giá xuất khẩu trung bình cùng kỳ năm trước.

Năm 2017 xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Australia giảm mạnh do lệnh cấm nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam từ ngày 9/1/2017. Mặc dù lệnh cấm đã hết hiệu lực kể từ ngày 6/7/2017, nhưng phía Australia lại đưa ra các điều kiện nhập khẩu chặt chẽ hơn.

Trong tuần đầu tiên của tháng 3/2018, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia đã cử đoàn công tác sang Việt Nam để kiểm tra, đánh giá quy trình, chất lượng sản xuất tôm của Việt Nam.

Trong chuyến khảo sát này, các chuyên gia, cơ quan chuyên môn từ Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia đã có đánh giá tích cực đối với ngành tôm Việt Nam. Theo đó, ngành tôm đã tiếp cận, ứng dụng nhiều giải pháp, công nghệ hiện đại trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm tôm Việt Nam được phía nhà nhập khẩu đánh giá tốt. Những đánh giá ban đầu về quy trình sản xuất an toàn, chất lượng đã cho thấy triển vọng xuất khẩu tôm nguyên con của Việt Nam sang Australia trong thời gian tới.

VOV.VN
Đăng ngày 09/04/2018
Nguyễn Quỳnh
Kinh tế

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 14:03 08/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 10:59 08/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 10:18 07/10/2024

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 04:08 11/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 04:08 11/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 04:08 11/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 04:08 11/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 04:08 11/10/2024
Some text some message..