Cá nuôi bỗng dưng nổ mắt, phơi bụng chết trắng hàng loạt

Cá đang nuôi trong lồng bè bỗng dưng nổ mắt, phơi bụng chết trắng hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

khu vực nuôi cá lồng bè
Khu vực nuôi cá lồng bè cách Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 khoảng 1.000m. Ảnh: T.N

Cá chết nhanh và đồng loạt

Hơn 10 năm làm nghề nuôi cá lồng bè trên biển ở đây, chưa bao giờ gia đình ông Nguyễn Ngọc Lộc lại điêu đứng như lúc này. Hơn 2.000 con cá bớp, cá mú đang nuôi trong lồng bè bỗng dưng nổ mắt, phơi bụng bị chết bất thường, mất trắng 350 triệu đồng. Ông Lộc kể: “Tự nhiên đang khuya, một nguồn nước khác lạ, có mùi xả xuống sông rồi chảy vào lồng nuôi cá mà mình không biết. Cá trong lồng nhiễm độc nó mới tung lưới. Mình phát hiện nhảy xuống thì cá nằm chết trắng luôn, trở tay không kịp”.

Nhiều lồng bè khác cách Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 khoảng 1km cũng bị ảnh hưởng. Hộ ông Nguyễn Văn Giá có 92 lồng nuôi, 2 đợt vừa qua bị thiệt hại gần 1.000 con cá bớp có trọng lượng từ 3 -5kg. Ông Giá nói: “Cá chết hàng loạt như thế này, lấy gì trả tiền vay ngân hàng”.

Khu lồng bè nuôi cá bớp, cá mú và tôm hùm của gia đình ông Trần Tý ở cạnh đó cũng gần như mất trắng. Ông Tý bức xúc: “Trong vòng 1 giờ tự nhiên cá chết trắng lồng hết. Mất hơn 500 triệu đồng. Không biết vì sao mà nước trong đó ra nó ngứa, nó đục, nên con cá chịu không nổi, rồi chết ngộp. 15 năm nuôi qua tôi bình thường, chỉ có năm nay nước nhà máy nhiệt điện xả ra mới bị thôi, chứ mấy năm trước năm nào cũng có lời”.

Chưa rõ  nguyên nhân

Theo UBND xã Vĩnh Tân, trong 2 đợt 12.9 và 11.10, có tất cả 102 bồng bè bị thiệt hại nặng với hơn 19.600 con cá bớp bị chết. Trong đó, có hơn 5.800 con kích cỡ từ 1- 4,5kg và 13.800 con cá giống thả được 15 - 20 ngày tuổi. Tổng thiệt hại gần 5 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Tâm- Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân cho biết: “Sau khi nhận thông tin, xã đã cử cán bộ xuống nắm bắt tình hình và khảo sát thực tế thiệt hại của bà con trên lồng nuôi, đồng thời báo cáo sự việc với huyện, với tỉnh”.

Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận cũng cho biết, đã lấy mẫu cá chết gửi đến Cơ quan Thú y Vùng 6 tại TP.Hồ Chí Minh để xét nghiệm. Kết quả không phát hiện virus gây bệnh trên cá. Vào thời điểm cá chết, tình hình thời tiết bình thường, không có hiện tượng thủy văn bất thường tại vùng nuôi như: Thủy triều đỏ, sứa độc. Vì vậy, theo nhận định của Chi cục Thủy sản Bình Thuận, nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Vĩnh Tân chỉ có thể do ô nhiễm môi trường nước bởi các tác động từ bên ngoài.

Hiện tại, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận cũng đã lấy mẫu nước về phân tích. Tuy nhiên, theo Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận, kết quả phân tích mẫu nước này “chưa có cơ sở để kết luận có hay không việc xả thải” vì mẫu nước được Chi cục Bảo vệ môi trường thu vào ngày 5.10- không phải là ngày cá chết hàng loạt. Đáng nói là, sau ngày cá chết hàng loạt lần 2, ngày 12.10 Chi cục Bảo vệ môi trường chỉ đo kiểm tra chỉ tiêu nhiệt độ nước, mà không gửi mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu lý hóa khác, nên cũng không có cơ sở để xác định ô nhiễm nguồn nước. 

Báo Dân Việt, 23/11/2015
Đăng ngày 24/11/2015
Tuy Ninh
Dịch bệnh

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 11:51 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:51 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 11:51 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 11:51 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 11:51 27/04/2024