Hải Dương (Thừa Thiên - Huế): Nuôi cá lồng gặp khó

Nhờ nghề nuôi cá lồng bà con ngư dân ở Chi hội nghề cá Hương Giang (xã Hải Dương, Hương Trà) trở nên khấm khá. Tuy nhiên, ba năm trở lại, nghề nuôi cá lồng gặp nhiều khó khăn.

nuôi cá lồng, Thừa Thiên Huế
Bà con ngư dân bố trí các lồng cá dày, nguồn nước khó lưu thông là một trong những nguyên nhân dẫn đến cá chết

Một thời ăn nên làm ra

Bao đời nay đời sống của người dân ở làng Hương Giang dựa vào con tôm, cá, cua ở đầm phá nên cái đói nghèo cứ đeo bám quanh năm. Năm 2003, người dân ở đây chuyển sang nuôi cá lồng trên phá, thả nuôi nhiều đối tượng như: cá hồng, dìa, mú. Hiệu quả mang lại khá cao, bà con ngư dân mạnh dạn đầu tư thêm vốn phát triển thêm lồng nuôi, đồng thời thả nuôi thêm cá chẽm. Năm 2008, nghề nuôi các lồng phát triển rầm rộ, chi hội nghề cá Hương Giang có 550 lồng cá, với 160 hộ tham gia nuôi; sản lượng thu được hơn 95 tấn các các loại, doanh thu 6 tỷ đồng. Nhờ vậy, hàng trăm gia đình không những xây dựng nhà cửa khang trang mà còn có của ăn của để.

Ông Nguyễn Phước, một hộ dân đổi đời nhờ nuôi cá lồng ở xã Hải Dương nhớ lại: “Thấy bà con nuôi cá lồng đạt hiệu quả kinh tế cao, năm 2008, gia đình tui đầu tư nuôi 10 lồng các chẻm, dìa, mú. Thời gian nuôi khoảng 7 tháng các đạt khoảng 1con/1kg, mỗi năm thu được 2 tấn cá bán được khoảng 300 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi hơn một nữa. Nhờ đó, gia đình tui không những thoát nghèo mà còn ăn nên làm ra, chu cấp cho ccác con ăn học, có của ăn của để”. Tương tự, ông Phan Hùng, Phan Đức ở xa Hải Dương đều là những gia đình giàu lên nhờ nghề nuôi các lồng.

Ông Phan Lân, Chi hội Trưởng Chi hội nghề cá Hương Giang cho biết: “Khoảng ba năm về trước nhờ nghề nuôi cá lồng trên phá Tam Giang mà đời sống của bà con ngư nơi đây khá cao. Bình quân, mỗi gia đình thu lãi trên dưới 100 triệu đồng từ nghề nuôi cá lồng, tiền có họ tiêu xài, thoải mái. Từ năm 2010 đến nay, nghề nuôi cá lồng gặp nhiều khó khăn, nên đời sống của bà con ngư dân eo hẹp, thiếu trước hụt sau”.

Nghề nuôi cá lồng gặp khó

Giống cá chẻm phải mua từ Nha Trang, sau đó hộ nuôi phải ương ở hồ từ 1 đến 1,5 tháng mới thả nuôi nên tỷ lệ cá sống khoảng 50%. Hơn nữa, 3 năm trở lại do nguồn nước ngọt hóa, độ mặn giảm nên cá bị hao hụt nhiều chỉ còn khoảng 30%. Còn đối với giống cá dìa thì người nuôi phải thu mua từ người dân đánh bắt tự nhiên nên tỷ lệ cá sống cũng rất thấp.... Ông Phan Lân, Chi hội trưởng Chi hội nghề cá Hương Giang cho biết: “Vài năm trở lại đây, nghề nuôi cá lồng ở Hải Dương gặp khó khăn về nguồn giống. Chúng tôi kiến nghị các cơ quan ban ngành nghiên cứu sớm tìm ra nguyên nhân dịch bệnh ở cá để có hướng xử lý kịp thời, giúp ngư dân phòng bệnh cho cá, hạn chế thiệt hại về kinh tế”. Ông Nguyễn Hữu Nam, ngư dân nuôi cá ở xã Hải Dương buồn bã: “Gia đình tui nuôi cá đến nay đã 10 năm, những năm trước nghề nuôi cá lồng rất thuận lợi. Ba năm nay, môi trường nước ô nhiễm, con giống khó, giống mua về ương một thời gian rồi chết dần. Năm 2012, gia đình tui thả 1,2 vạn giống với 4 lồng nuôi nhưng trong thời gian nuôi cá bị bệnh chết chỉ còn 40%. Để nghề nuôi cá lồng ở xã Hải Dương phát triển bền vững, bà con chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng nên kiểm tra chất lượng giống ở các trại sản xuất để bà con tui yên tâm mua giống về thả nuôi. Đồng thời, mong muốn Trung tâm Giống thủy sản nước lợ làm dịch vụ mua giống về ương sau đó bán cho người nuôi”.

Theo thông báo hướng dẫn của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh thì giữa các lồng phải cách nhau từ 2-5m, mỗi cụm (5 đến 10 lồng) cách nhau 50 m. Các lồng phải bố trí nơi có độ nước sâu và chéo nhau để dòng nước dễ lưu thông. Thế nhưng, khi viết bài này, tôi có chuyến thị sát ở vùng đầm phá vẫn chứng kiến bà con bố trí các lồng cá theo mật độ khá dày, khoảng cách giữa các lồng chưa đến 1m; các lồng cá được bố trí khá gần bờ và thẳng hàng với nhau.

Để nghề nuôi cá lồng ở xã Hải Dương nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung phát triển bền vững, trước mắt ngành chức năng cần phải yêu cầu bà con ngư dân nuôi cá lồng thực hiện theo đúng thông báo hướng dẫn của ngành thủy sản. Lâu dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cần quy hoạch nghề nuôi cá lồng trên phá Tam Giang-Cầu Hai.

báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 07/04/2013
Nuôi trồng

Giá cua đặc sản Cà Mau đạt mức kỷ lục dịp sát Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, giá cua Cà Mau đạt mức tiền triệu, cũng là mức kỷ lục. Người nuôi thở phào sau dịch và hứa hẹn có một cái Tết vui tươi.

thu hoạch cua
• 19:55 28/01/2022

Trầy trật hàng thủy sản ngày cận tết

Nhiều nhà nông miền Tây đứng ngồi không yên trước thông tin nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc. Đặc biệt, những ngày gần đây một số mặt hàng thủy sản có dấu hiệu xuống giá khi Tết Nhâm Dần đã gần kề.

tôm thẻ chân trắng
• 11:25 21/01/2022

Giá lợn hơi đang tăng lên từng ngày

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá lợn hơi đang tăng từng ngày và dao động phổ biến từ 35.000-45.000 đồng/kg, tùy vùng.

nuôi heo
• 15:53 27/10/2021

Không tiêu thụ được, người nuôi trồng thủy hải sản tại Đà Nẵng “kêu cứu”

UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng cho biết, hiện trên địa bàn còn khoảng 40 tấn hải sản nuôi trồng đang vào vụ thu hoạch nhưng gặp khó trong đầu ra. Mặc dù các chợ đã mở cửa trở lại nhưng công suất hoạt động hạn chế khiến tiểu thương không mặn mà với hải sản nuôi trồng.

nuôi cá lồng bè
• 17:12 05/10/2021

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 12:47 28/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 12:47 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:47 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 12:47 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:47 28/04/2024