Khai thác tận diệt nhuyễn thể hai mảnh vỏ: Vơi dần nguồn lợi hải đặc sản

Thời điểm này đang là giai đoạn cấm lặn hải đặc sản (HĐS) trên toàn vùng biển Bình Thuận (từ 1/4/2013 đến hết ngày 31/7/2013). Mặc dù vậy, ngày ngày, cảnh mua bán các loài HĐS vẫn diễn ra bình thường tại nhiều tụ điểm, chợ. Điều đó cho thấy lệnh cấm thực hiện chưa nghiêm, thiệt hại về nguồn lợi HĐS là điều đã rõ.

Nhộn nhịp mua bán sò đoạn dưới chân cầu Dục Thanh - đường Bà Triệu (Phan Thiết).
Nhộn nhịp mua bán sò đoạn dưới chân cầu Dục Thanh - đường Bà Triệu (Phan Thiết).

Mưu sinh

Vào buổi chiều đầu tháng 5/2013, tôi có mặt tại chân cầu Dục Thanh đường Bà Triệu - phường Phú Trinh, hình ảnh đầu tiên ghi nhận được tại đây là cảnh nhộn nhịp mua bán các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Được biết, hàng ngày từ 13 - 15 giờ tại đây có 2 chuyến thuyền cập bến để đưa sò lên bờ. Hầu hết từ chủ thuyền đến những người dân bán sò đều biết thông tin cấm tất cả các hoạt động khai thác lặn các loài HĐS (nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các loại ốc) trong thời gian sinh trưởng. Tuy vậy, họ vẫn bất chấp quy định để mưu sinh. Ông Năm Phấn (53 tuổi), ngụ phường Đức Long chia sẻ: Biết là vậy nhưng chúng tôi không thể không đi lặn, cuộc sống chính của gia đình phụ thuộc vào những chuyến biển, nếu chịu khó hàng ngày mỗi người cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng. Hiện nay, trung bình mỗi kg sò có giá từ 20 - 60 ngàn đồng (tùy loại).

Theo tính toán của một số lão ngư, thường thì một thuyền lặn có từ 8 - 10 bạn lặn, nếu thuyền có công suất khoảng 140CV sẽ lặn được khoảng 2,5 - 3 tấn sò/ngày. Sau khi trừ hết chi phí, thấp nhất mỗi ngày bạn lặn được chia khoảng 500 nghìn đồng, nếu lặn “trúng” có thể được vài triệu. Chính vì do tác động trực tiếp của các cơ sở thu mua và lợi nhuận cao nên đã gián tiếp lôi kéo một bộ phận ngư dân tham gia lặn bắt HĐS trái phép. Phần lớn ngư dân chúng tôi tiếp xúc đều tiết lộ, trong quá trình khai thác nếu bị tàu thanh tra phát hiện, họ sẵn sàng nộp phạt rồi lại tiếp tục hành vi khai thác trái phép với suy nghĩ “gỡ lại vốn”. Bởi vậy, hễ ghé vào quán nhậu nào ven đường, gọi các món sò hay loại HĐS tương tự thì không thiếu. Chị Tám Minh, một người bán sò tâm sự: “Gia đình có 5 người con đang tuổi ăn học, chồng chạy xem ôm bữa có bữa không, thu nhập chính của gia đình lại chỉ phụ thuộc vào buổi chợ của tôi. Gần đây, tôi có nghe quy định cấm lặn sò nhưng biết sao được, nhiều chủ thuyền lặn sò lên rồi bán lại với giá cũng rẻ nên tôi mua lại về chợ bán kiếm vài đồng nuôi tụi nhỏ thôi”. Chị là một trong nhiều người dân “mua đi bán lại” để mưu sinh.

Lợi thế bị “bào mòn”

Không thể phủ nhận, với chiều dài 192km bờ biển cùng 52.000 km2 diện tích mặt nước biển, nguồn lợi thủy sản của tỉnh đa dạng, phong phú với nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Kinh tế thủy sản Bình Thuận đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế chung của tỉnh, đặc biệt là các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ như: sò điệp, sò lông, dòm, bàn mai... Hàng năm, toàn tỉnh có trên hàng trăm lượt thuyền hành nghề lặn HĐS, chủ yếu tập trung tại vùng biển huyện Tuy Phong. Nhờ đó, đời sống của nhiều ngư dân được cải thiện, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động xã hội. Nhưng điều đáng nói, các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ đang trong mùa sinh sản cũng bị đông đảo ngư dân khai thác triệt để, rồi tiêu thụ ra thị trường với giá rất rẻ. Thông tin từ Chi cục Thủy sản, năm 2012, sản lượng khai thác sò điệp là 8.711 tấn, chiếm 55,8% trên tổng sản lượng khai thác HĐS; sò lông 1.786 tấn, chiếm 11,4%. Sò điệp xuất hiện nhiều nhất tại vùng biển Tuy Phong, sò lông tập trung nhiều nhất tại vùng biển La Gi.

Những năm gần đây, sản lượng sò lông đánh bắt khá thấp và chủ yếu là sò non chưa đảm bảo kích cỡ khai thác nên giá bán khá thấp. Mới đây, theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh trên toàn bộ vùng biển của Bình Thuận cho thấy, nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trữ lượng rất ít, tỷ lệ kích cỡ cho phép khai thác rất thấp và đặc biệt loại nghêu lụa hầu như không còn xuất hiện. Nhằm mục đích duy trì, bảo vệ và phục hồi nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ đang ngày càng bị cạn kiệt, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công văn 981 yêu cầu Sở Nông nghiệp - PTNT, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển thực hiện việc cấm tất cả các hoạt động khai thác lặn các loài HĐS (nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các loại ốc) trên toàn vùng biển Bình Thuận trong thời gian từ 1/4/2013 đến hết ngày 31/7/2013.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Huỳnh Quang Huy - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Hàng năm, Thanh tra Thủy sản đã phối hợp với các cơ quan chức năng như công an, biên phòng… để xử hàng trăm vụ khai thác HĐS trái phép. Qua đó, ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân đã nâng cao hơn trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tuy vậy, do nhân lực, phương tiện chưa đủ để hoạt động tuần tra, phát hiện, xử lý trên diện rộng được, kết quả thực hiện chỉ mới là hạn chế nạn khai thác HĐS non. Không chỉ vậy, hiện tượng tái vi phạm vẫn còn thường xuyên diễn ra như lặn HĐS non, lặn trong thời gian cấm, giã cào bay hoạt động sai tuyến, đánh chất nổ… Bên cạnh đó, vẫn còn một số bộ phận ngư dân chống đối lực lượng chức năng khi bị phát hiện, xử lý, xử phạt. Việc triển khai thực hiện các quy định trong quản lý thủy sản giữa các tỉnh chưa thống nhất, đồng bộ, nên có nhiều trường hợp tàu ngoài tỉnh vi phạm trên vùng biển Bình Thuận.

“Theo tôi, để đạt hiệu quả cao, cần tăng cường công tác tuyên truyền, để ngư dân hiểu rõ hơn lợi ích của việc cấm khai thác HĐS trong thời gian 1/4 đến 31/7 hàng năm. Trong năm 2012, UBND tỉnh đã ban hành thông báo cấm nghề lặn từ 1/4 đến 31/7, và hiệu quả bước đầu đã thấy được, một số loài đã xuất hiện trở lại nhiều hơn, kích cỡ lớn hơn. Vì vậy, nên phát huy những kết quả đã đạt được trong các năm tiếp theo, bên cạnh đó cần chú trọng công tác tuyên truyền hơn nữa bằng nhiều hình thức, để ngư dân hiểu rõ hơn, thấy được lợi ích về lâu dài đối với việc cấm lặn HĐS mùa sinh sản”, ông Huy cho biết thêm.

Thực tế trên đây cho thấy, để bảo vệ nguồn lợi HĐS tỉnh nhà và vì lợi ích lâu dài của ngư dân, chính quyền tỉnh đã ban hành văn bản cấm thời gian khai thác. Chính quyền, đoàn thể cũng đã ra sức tuyên truyền cho ngư dân về hiệu quả và lợi ích thiết thực của họ trong việc chấp hành khai thác HĐS, đồng thời xử phạt không ít trường hợp vi phạm. Nhưng xem ra các liều thuốc này chưa đủ “đô”, nên chăng cần tăng cường mức phạt, hình thức chế tài nghiêm hơn, đẩy mạnh tuyên truyền sâu hơn, rộng khắp hơn, đặc biệt là các chủ phương tiện lặn. Không dừng lại ở đó, cần mở rộng đối tượng phạt không chỉ trên biển mà cả trên bờ, ở các tụ điểm, các chợ... mà ở đó có mua bán HĐS trong thời gian cấm khai thác hoặc HĐS non, để kinh tế biển Bình Thuận vẫn còn là mũi nhọn.

Riêng năm 2012, Thanh tra Thủy sản đã xử lý 148 trường hợp vi phạm trong hoạt động nghề lặn. Cụ thể, vi phạm hành nghề lặn trong thời gian cấm: 93 trường hợp; khai thác HĐS non: 29 trường hợp; kinh doanh, khai thác HĐS trong thời gian cấm: 8 vụ kinh doanh vận chuyển trong thời gian cấm khai thác và 18 vụ khai thác HĐS trong thời gian cấm. Từ đầu năm đến tháng 4/2013, Thanh tra Thủy sản đã xử lý 15 trường hợp, trong đó, khai thác sò lông nhỏ có 5 trường hợp; lặn trong thời gian cấm là 10 trường hợp.

báo Bình Thuận
Đăng ngày 10/05/2013
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 20:06 28/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 20:06 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 20:06 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 20:06 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 20:06 28/04/2024