Lưu ý xâm nhập mặn sớm cho ao nuôi khu vực miền Tây

Dự báo khu vực miền Tây Việt Nam đang đối mặt với dự báo xâm nhập mặn sớm. Dự kiến mức độ xâm nhập này sẽ cao hơn so với trung bình của nhiều năm trước đây, tăng nguy cơ gây ảnh hưởng nặng nề đến cả sản xuất nông nghiệp và đời sống của cộng đồng dân cư. Cùng Tép Bạc phân tích hiện tượng xâm nhập mặn sớm để triển khai các giải pháp để thích ứng với hạn - mặn này.

Xâm nhập mặn
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo, khả năng mặn xâm nhập trong mùa khô 2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Ảnh:kinhtemoitruong.vn

Dự báo xâm nhập mặn sớm 

Dựa trên tính toán của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, xâm nhập mặn trong mùa khô 2023-2024 ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ thuộc nhóm mặn nghiêm trọng, xuất hiện sớm và sâu. Dự kiến thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn sẽ bắt đầu từ cuối tháng 12-2023, một thời điểm sớm hơn khoảng một tháng so với trung bình nhiều năm. 

Theo dự báo, lưu lượng dòng chảy vào ĐBSCL sẽ giảm từ đầu mùa khô và kéo dài đến tháng 3-2024. Đồng thời, lượng nước tích trữ trong Biển Hồ sẽ thấp hơn trung bình nhiều năm, giảm khoảng 26%, và dung tích trữ có khả năng giảm nhanh do mùa mưa dự kiến sẽ kết thúc sớm. Do đó, một số khu vực cần tập trung và tăng cường giải pháp phòng chống hạn và mặn. 

Ngoài ra, do dự báo mùa mưa kết thúc sớm trong năm nay, có nguy cơ xảy ra thiếu nước trong vùng lúa, tôm ở Kiên Giang và Cà Mau, với diện tích khoảng 38.000 ha. Do đó, cần phải áp dụng các giải pháp nguồn nước để đảm bảo độ mặn phù hợp cho hoạt động nuôi thủy sản. Đối với cây ăn trái, khoảng 43.300 ha được dự báo sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có 3.100 ha tại Long An, 21.800 ha tại Tiền Giang, 6.000 ha tại Bến Tre, và 3.400 ha tại Sóc Trăng. Các khu vực này cũng cần lưu trữ nước từ đầu mùa khô để đối phó với tình trạng thiếu hụt nước. 

Hơn nữa, việc xây dựng nhiều đập để lưu giữ nước ở phía thượng nguồn sông Mê Kông, nhằm mục đích sản xuất điện, cũng đang góp phần gia tăng tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, và thiếu nước ngọt trong thời gian sắp tới.

Những ảnh hưởng nặng nề của xâm nhập mặn sớm 

Khu vực miền Tây sẽ chịu ảnh hưởng của đợt hạn hán và xâm nhập mặn sớm trong năm 2024, đến khoảng 43.000 ha diện tích cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề. Tập trung chủ yếu tại 4 tỉnh gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng. Ngoài ra, khoảng 60.000 ha diện tích lúa và ao nuôi trong khu vực ĐBSCL cũng đối mặt với nguy cơ tương tự. 

Cấp nước ao nuôi tôm Trong giai đoạn ngập mặn, nguồn nước cần được xử lý cẩn thận hơn. Ảnh: baokiemtoan.vn

Ngoài ra, vấn đề này còn tác động đến hoạt động kinh tế đối với nguồn nước, đặc biệt là việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm để phục vụ cho đời sống và phát triển kinh tế - xã hội. Điều này gây ra tình trạng cạn kiệt nguồn nước và làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn. 

Một ví dụ rõ ràng, theo thông tin từ Cục Thủy lợi, đợt hạn mặn kéo dài hơn 6 tháng trong năm 2020 đã đưa các tỉnh liên quan vào tình trạng khẩn cấp về hạn mặn. Chính phủ đã phải chi hàng trăm tỷ đồng để hỗ trợ các biện pháp ứng phó.  

Hạn mặn này đã gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến 43.000 ha diện tích lúa và khiến 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trong số này, tại Bến Tre, đợt hạn mặn đã làm chết héo gần 5.000 ha lúa, hơn 10.000 ha cây ăn quả, 14.000 ha dừa, và 1.000 ao nuôi tôm cũng gặp thiệt hại nặng nề. 

Chủ động ứng phó xâm nhập mặn sớm tại các tỉnh khu vực miền Tây 

Biện pháp ứng phó xâm nhập mặn tại Bến Tre 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, đã ra chỉ đạo cấp bách đối với các ngành và cấp quản lý địa phương để chuẩn bị phòng chống và ứng phó với xâm nhập mặn trong mùa khô 2023-2024. Các biện pháp ứng phó đã được triển khai một cách quyết liệt, nhằm đối phó với nguy cơ của nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, và xâm nhập mặn.  

Đồng thời, khởi động các hoạt động trữ nước mưa và nước ngọt, bao gồm: lưu trữ nước trong các ống hồ, mái, lu, bồn chứa, và túi chứa nước; cũng như việc đào hố trải bạt, xây dựng các ngăn chứa nước trong ao hồ, mương vườn, và đập cục bộ tại từng khu vực. Các biện pháp này được áp dụng, nhằm đảm bảo rằng sẽ có đủ nguồn nước ngọt phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, và sản xuất trong trường hợp xâm nhập mặn có biến động tăng đột biến và bất thường. 

Long An rà soát, khoanh vùng để có giải pháp cụ thể 

UBND tỉnh Long An đã yêu cầu các đơn vị trong ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh phải tự chủ theo dõi chặt chẽ các thông báo dự báo về khí tượng - thủy văn, triều cường, hạn hán, và xâm nhập mặn. Mục tiêu là để chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống hạn hán, thiếu nước, và xâm nhập mặn. 

Các biện pháp cụ thể bao gồm tổ chức rà soát, xác định, và đánh dấu khu vực có khả năng và nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, và xâm nhập mặn để triển khai các giải pháp phòng ngừa. UBND tỉnh Long An cũng cam kết hỗ trợ người dân trong việc mua sắm và sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị lưu nước như lu, bể, bồn, túi chứa nước, cũng như các hình thức khác, nhằm tích trữ đủ nguồn nước ngọt phục vụ cho toàn bộ thời gian xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024. 

Ao nuôi tômChăm sóc và quản lý ao nuôi hiệu quả, phòng ngằn xâm nhập mặn. Ảnh: nongnghiep.vn

Trong trường hợp khẩn cấp, UBND tỉnh Long An sẽ sử dụng các phương tiện và thiết bị lưu động như xe cứu hỏa và xe quân đội chuyên chở nước để cung cấp nước đến từng gia đình ở những khu vực xa trung tâm cung nước. 

Đóng cửa cống ngăn mặn tại tỉnh Cà Mau 

Ở bán đảo Cà Mau, các địa phương chịu ảnh hưởng từ sự xâm nhập mặn của biển Đông và biển Tây đã chuẩn bị các kế hoạch đóng cửa cống để ngăn chặn tác động của mặn. Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam thông tin rằng, khi độ mặn tại cầu Cái Tư không vượt quá 1‰ (1g/lít), cửa cống Cái Lớn sẽ được giữ mở tự do. Trong khi đó, nếu diễn biến độ mặn tương tự như mùa khô trong những năm 2015-2016 và 2019-2020, thì cửa cống Cái Lớn sẽ thực hiện đóng 11 cửa để ngăn chặn hiện tượng xâm nhập mặn. 

Mặc dù đợt hạn mặn trong mùa khô 2023-2024 được dự báo là khốc liệt hơn so với các năm trước, nhưng nhờ vào những cảnh báo kịp thời và sự ứng phó chủ động từ trung ương. Tép Bạc tin rằng thiệt hại từ đợt hạn xâm nhập mặn trong năm nay sẽ giảm đáng kể nhờ những ứng phó kịp thời của các tỉnh miền Tây. 

Đăng ngày 21/02/2024
Phan Tấn Đạt @phan-tan-dat
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 10:05 18/04/2025

Bến Tre vươn khơi: Đa dạng hóa để bứt phá trong nuôi trồng thủy sản

Bến Tre – vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài và hệ thống sông ngòi chằng chịt – đang vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một trong những trung tâm nuôi trồng thủy sản hàng đầu của cả nước. Với định hướng phát triển bền vững, đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi, tỉnh đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho người dân làm giàu từ biển.​

Tôm sú
• 10:08 17/04/2025

Các biện pháp thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc duy trì năng suất cao mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đang trở thành thách thức then chốt. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu chính là việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản – đặc biệt là trong nuôi tôm, loài thủy sản mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

Kháng sinh đồ
• 09:46 17/04/2025

Nuôi tôm ao đất với mô hình 3 tốt

Nuôi tôm ao đất gặp 3 vấn đề: Thiếu hụt nguồn nước vì cấp nước và siphon thay xả nước khó khăn; Tích tụ xác, vỏ, phân tôm và thức ăn dư thừa nên khó quản lý chất lượng nước; Dễ phát sinh dịch bệnh. Để giải quyết đã xuất hiện mô hình 3 tốt cho kết quả khả quan, đó là nuôi mật độ thấp, chú trọng phòng bệnh và tuần hoàn nước.

Nuôi ao đất
• 11:35 15/04/2025

Cảng biển An Thới – Nhịp sống sớm mai đậm đà hơi thở biển Phú Quốc

Khi mặt trời vừa ló rạng nơi đường chân trời, cảng biển An Thới – một trong những cảng nhộn nhịp và đặc trưng nhất của Phú Quốc – đã bắt đầu sôi động. Không cần nhiều dụng cụ, đôi khi chỉ với một tấm lưới nhỏ, người dân nơi đây đã có thể kéo lên những mẻ cá tươi rói, lấp lánh trong nắng sớm như những món quà của biển cả dành cho cư dân đảo.

Cảng biển
• 07:11 19/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 07:11 19/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 07:11 19/04/2025

Cá thủy tinh: Vẻ đẹp trong suốt từ thế giới dưới nước

Trong vô số loài cá cảnh đang làm mưa làm gió trên thị trường, cá thủy tinh (Glassfish) nổi bật như một viên ngọc trai trong suốt giữa đại dương sắc màu.

Cá thủy tinh
• 07:11 19/04/2025

Thủy sản quý 1, trọng tâm quý 2 và nhiệm vụ Chính phủ giao năm 2025

Với kết quả của ngành thủy sản trong quý 1, Bộ NN&MT đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm quý 2, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu được Chính phủ giao để hoàn thành trong năm 2025.

Tôm
• 07:11 19/04/2025
Some text some message..