Ngư dân phải học để...làm ngư dân

Dù là nghề truyền thống, kiểu cha truyền con nối, đúc rút kinh nghiệm sau những mùa cá, nhưng thời nay, muốn đánh bắt xa bờ ngư dân phải có đủ bằng cấp, chứng chỉ theo quy định của Nhà nước.

Bằng đánh cá
Để vươn khơi, các ngư dân buộc phải có những chứng chỉ theo quy định

Từ khi Thông tư 22 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông ra đời, nhiều địa phương lúng túng, ngư dân gặp khó. Trái ngược với điều đó, tại Thừa Thiên Huế, hầu hết các tàu ĐBXB đều đáp ứng yêu cầu, nhưng nhiều chủ tàu cho rằng cũng còn những bất cập.

Học… làm ngư dân

Ngư dân Trần Văn Hải (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) đã hơn nửa đời người gắn bó với biển. Năm 2019, ông mạnh dạn bỏ tiền túi để đóng con tàu vỏ gỗ có công suất hơn 1.000CV. Trước khi tàu hạ thủy, ngoài số nhân lực sẵn có là các con nối nghiệp cha, ông Hải chạy đôn chạy đáo khắp nơi để tìm lao động. Và khi số lượng bạn tàu đã hòm hòm, thêm một lần nữa ông lại bỏ tiền túi, động viên các lao động trên tàu đi học… làm ngư dân để hội đủ các quy định của Nhà nước.

“Tôi đóng tàu tốn chi phí khoảng 20 tỷ đồng. Muốn tàu hạ thủy phải có nhân lực. Để thu hút bạn tàu, dù tàu chưa đi vào khai thác nhưng tôi phải ứng trước cho họ 30 triệu đồng/người. Sau đó, động viên đi học các lớp để cấp chứng chỉ theo quy định. Lớp ngắn thì 1-2 ngày, dài đến hơn tuần lễ. Lúc trước kinh phí để học các loại chứng chỉ này do Nhà nước hỗ trợ, nhưng nay thì chủ tàu bỏ tiền túi”, ông Hải chia sẻ.

Trong tủ tài liệu về kiến thức biển đảo được Bộ đội Biên phòng trang cấp trên tàu cá, ông Hải luôn dành ngăn riêng cho những giấy tờ liên quan đến tàu cá và không thể thiếu các chứng chỉ của lao động. Đó là chứng chỉ thuyền viên, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá, chứng chỉ thợ máy, chứng chỉ thuyền phó, chứng chỉ máy trưởng.

“Ngày trước chúng tôi vươn khơi không cần những loại giấy tờ này, nhưng nay Nhà nước quy định phải chấp hành. Để có đủ các loại chứng chỉ này, chủ tàu cũng phải bỏ số tiền khá khá. Do vậy, chỉ những tàu ĐBXB, ăn nên làm ra mới trang bị đầy đủ chứ những tàu đánh bắt gần bờ hay tàu cá liên tục làm ăn thua lỗ, họ không mấy mặn mà”, ông Hải nói.

Theo nhiều ngư dân, với kinh nghiệm bám biển sau nhiều năm, họ có đủ khả năng vận hành, điều khiển, quản lý con tàu tốt khi vươn khơi. Dù ủng hộ những quy định của Nhà nước, nhưng ngư dân cho rằng, các cơ quan chức năng cần trang bị kiến thức thực chất hơn.


Chứng chỉ của lao động trên tàu vẫn còn nhưng họ đã nghỉ việc.

Ngư dân N.T.A. (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang) nói: “Không đủ các chứng chỉ thì tàu cá phải nằm bờ, do vậy tàu nào cũng cử ngư dân đi học. Song, việc học vẫn còn mang tính hình thức. Sau khi nộp tiền, đến lớp được cán bộ điểm danh, rồi được phát tài liệu để thi cấp chứng chỉ. Quá trình học ngư dân không lĩnh hội được gì nhiều. Một phần nguyên nhân là từ ý thức của ngư dân, phần khác là do những quy định chưa thật chặt chẽ của lớp học. Ngoài ra, về vấn đề cập nhật kiến thức này, Nhà nước cần hỗ trợ học phí cho ngư dân”.

Nỗi lòng chủ tàu

Thông tư 22 ra đời, đó chính là những hướng dẫn cụ thể của quy định tại Luật Thủy sản. Văn bản này quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, định biên, tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu cá, tiêu chuẩn thuyền viên là người nước ngoài đang làm việc trên tàu cá Việt Nam. Theo đó, các thông tin cụ thế phổ biến bắt buộc mà các tàu cá phải trang bị đầy đủ đó là chứng chỉ thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, thợ máy, thủy thủ.

Mặc dù Thông tư 22 không gây khó cho ngư dân tại Thừa Thiên Huế. Song, trong bối cảnh lao động nghề biển đang dần thiếu hụt, nhiều chủ tàu tỏ ra lo lắng, họ cho rằng bỏ kinh phí, gửi ngư dân đi đào tạo là việc đơn giản nhưng lao động đã có chứng chỉ gắn bó với chủ tàu hay không lại là một việc khác. “Việc chủ tàu bỏ tiền cho lao động đào tạo, sau đó, vì làm ăn thua lỗ, lao động bỏ đi xảy ra rất nhiều. Khi đó, chủ tàu bắt buộc phải kêu gọi bạn tàu mới và lại thêm một lần nữa cho đi đào tạo. Riêng tàu cá của tôi, nhiều chứng chỉ thuyền viên vẫn còn đó nhưng thực tế lao động đã không còn làm việc trên tàu...”, ngư dân N.T.A. tiếp lời.

Từ khi Thông tư 22 có hiệu lực thi hành cách đây hơn 1 năm, các địa phương ven biển trên toàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, đồng thời kêu gọi ngư dân đăng ký học các lớp đào tạo ngắn hạn.

“Đa số ngư dân đều có ý thức, chủ tàu cử thuyền viên để tham gia các khóa đào tạo. Qua khảo sát, các tàu đánh bắt xa bờ ở địa phương, ngư dân trang bị khá đầy đủ các chứng chỉ theo quy định”, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận Đặng Tiến Tùy thông tin.

Theo ông Võ Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, hiện, Thừa Thiên Huế chưa có đơn vị nào được phép đảm nhận công tác đào tạo các khóa học ngắn hạn cấp văn bằng, chứng chỉ cho ngư dân. Việc đào tạo được đơn vị này phối hợp Trường đại học Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) tổ chức hàng năm.

“Thông tư 22 đã được áp dụng tại Thừa Thiên Huế. Thông thường khi có đủ số lượng ngư dân đăng ký theo học, chúng tôi sẽ liên hệ, phối hợp với Trường đại học Nha Trang mở lớp. Trong thời điểm chuyển giao các văn bản luật đến ngư dân nên nếu phát hiện tàu cá nào không có đầy đủ các chứng chỉ thì chúng tôi tiến hành tuyên truyền, nhắc nhở chứ chưa xử phạt”, ông Giang nói.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 02/03/2020
Lê Thọ
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 03:06 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 03:06 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 03:06 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 03:06 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 03:06 24/11/2024
Some text some message..